Admin
Tập huấn chuyên sâu kỹ năng công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù
Thứ Sáu, 06/03/2020
Lượt xem: 344
Ngày 05-3, tại Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức hội nghị tập huấn chuyên sâu kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù. Đồng chí Đại tá Lâm Văn Long- Phó giám đốc Công an tỉnh thừa ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hội nghị. Đồng chí Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sỹ Trần Ngọc Đức, Trưởng Khoa Luật - Trường Đại học Cảnh sát nhân dân triển khai các nội dung tập huấn.
Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Tập huấn chuyên sâu kỹ năng công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù
Tại hội nghị, khoảng 200 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ đến từ các sở, ban, nghành, đoàn thể và Lãnh đạo, cán bộ chiến sỹ thuộc các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh và Công an các huyện, thị xã, thành phố đã được nghe đồng chí Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sỹ Trần Ngọc Đức, Trưởng khoa luật- Trường Đại học Cảnh sát nhân dân giới thiệu những chuyên đề về kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Đồng thời, triển khai Đề án của Chính phủ và Quyết định của Bộ công an về “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù, người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021”.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Đại tá Lâm Văn Long - Phó giám đốc Công an tỉnh nhấn mạnh việc tập huấn chuyên sâu kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù là một nhiệm vụ quan trọng được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm. Do đó, sau hội nghị tập huấn này, đồng chí Phó giám đốc Công an tỉnh yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể lựa chọn, áp dụng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, địa bàn, trong đó cần tăng cường đối mới các hình thức tuyên truyền bằng hình thức trực quan sinh động, ngắn gọn, dễ hiệu…để nội dung tuyên truyền, phổ biến được phủ rộng đến đông đảo các đối tượng. Các đơn vị địa phương tích cực huy động, tạo điều kiên thuận lợi cho các đoàn thể, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp… tham gia Đề án thông qua các chương trình phổ biến tư vấn pháp luật, tư vấn tâm lý, hỗ trợ việc làm… phù hợp với từng địa phương và quy định của pháp luật. Qua đó, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Đề án cũng như từng bước đưa pháp luật đi vào đời sống, góp phần trong việc đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
MINH HÀ