Khái quát lịch sử 15 năm tái lập, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng Công an tỉnh Bình Phước (01/01/1997- 01/01/2012)

1. Vài nét về vị trí địa lý, lịch sử truyền thống của tỉnh Bình Phước.

Bình Phước là một tỉnh trung du miền núi thuộc miền Đông Nam Bộ, là vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam, có tổng diện tích tự nhiên 6.831,72 km2 dân số 875 nghìn người, mật độ dân số 127người/km2, với khoảng 41 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 20% dân số toàn tỉnh. Phía Đông giáp 3 tỉnh là Lâm Đồng, Đắc Nông và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Công Pông Chàm (Campuchia), phía Bắc giáp tỉnh KaRaChê và Mun Đun Ki Ri (Campuchia) và phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, tỉnh có đường biên giới dài 240km tiếp giáp với Campuchia, có đường Quốc lộ 13,14 chạy qua nên Bình Phước luôn có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng.

Bình Phước có bản sắc văn hóa đa dạng, nổi lên là văn hóa cồng chiêng; đất đai chủ yếu là đất đỏ ba-zan, đất đỏ trên phiến đá, đất xám và đất nâu với khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định; tài nguyên thiên nhiên phong phú, rừng bạt ngàn mênh mông trải dài từ Bắc đến Nam chiếm gần 100% diện tích, có những khu rừng già, rừng nguyên sinh với nhiều loại quí và chứa đựng nhiều loại củ, quả, rau rừng và nhiều loại thú quí hiếm... là những điều kiện hết sức thuận lợi cho cuộc sống của cư dân.

Khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ ở vùng đất này, tiến hành công cuộc phá rừng lập đồn điền trồng cao su, thì cũng là lúc truyền thống đấu tranh của đồng bào các dân tộc in đậm rõ nét, phát triển rộng; ngay từ năm 1908, ở vùng Hớn Quản, dưới sự lãnh đạo của ông Điếu Dố đông đảo đồng bào các dân tộc Stiêng, Châu Ro, TàNung, Mnông đã đứng lên cùng nhau đánh đuổi giặc Pháp. Đen năm 1912 trở đi, dưới sự lãnh đạo của ông Ntrang Long, đồng bào các dân tộc vùng Bà Rá, Phú Riềng, Hớn Quản, Lộc Ninh... đã tố chức nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp như cuộc khởi nghĩa của 300 nghĩa binh đồng bào Stiêng, Mnông ở đồn Bù Đốp. Mặc dù bị thực dân Pháp khủng bố dữ dội nhưng phong trào đấu tranh của các dân tộc ít người vùng Bà Rá, Hớn Quản vẫn diễn ra và lan rộng.

Nối tiếp tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường của nghĩa quân và đồng bào các dân tộc là phong trào đấu tranh quyết liệt, mạnh mẽ của tầng lớp công nhân cao su, từ đấu tranh tự phát nhằm thay đối phần nào cuộc sống đau khổ tủi nhục như: bỏ trốn, tự tử, nổi dậy giết xu cai độc ác, chém Tây, Lãn công, hạ triệt cây trồng, tiêu biểu cho hình thức này là tháng 10/1927 anh Nguyễn Đình Tư dẫn đầu 120 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng nổi dậy chém chết tên Mông - Tây.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng, Chi bộ Đảng đầu tiên tại Bình Phước đã được thành lập mang tên “Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, đồn điền Phú Riềng” với 05 hội viên, dưới sự lãnh đạo của chi Bộ, phong trào đấu- tranh của công nhân đã chuyến sang một giai đoạn mới, giai đoạn đấu tranh tự giác và phát triển sâu rộng trong tầng lớp công nhân và nhân dân trong tỉnh. Điển hình cho thời kỳ này là cuộc đình công của 2.000 công nhân ở Phú Riềng đưa yêu sách đòi tăng lương, chông đánh đập, không ăn gạo ấm mục... buộc chủ phải chấp nhận giải quyết các yêu sách... thắng lợi này đã cổ vũ cho phong trào công nhân địa phương như phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền cao su Dầu Tiếng, phong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc...

Bước vào những năm (1936 -1939) cùng với cả nước, nhân dân các dân tộc trong tỉnh với khí thế cách mạng sục sôi đã giơ cao khẩu hiệu đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ bằng nhiều hình thức như: Công nhân đồn điền Thuận Lợi tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế lao động công khai hợp pháp; cuộc bãi công biểu tình của 300 công nhân đồn điền cao su Lộc Ninh đòi tăng lương, thi hành ngày làm việc 8h, công nhân bị bệnh phải có thuốc uống...

Đến giai đoạn 1939 - 1945, Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 quyết định chuyển hướng chiến lược cách mạng ở Đông Dương cho phù hợp với hoàn cảnh mới, xác định kẻ thù chủ yếu của Đông Dương lúc này là chủ nghĩa đế quốc và tay sai phản dân tộc, xác định cuộc cách mạng Đông Dương là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc; khi phát xít Nhật hất cẳng Pháp xâm chiếm Đông Dương, đến khi Nhật đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện..., cùng với cả nước quân và dân trong tỉnh đã nhanh chóng chóp thời cơ chính trị, đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền từ khởi nghĩa ở Lộc Ninh rồi lan tỏa khắp nơi trong tỉnh đều nổi dậy cướp chính quyền.

Phát huy thắng lợi của cuộc khởi nghĩa dành chính quyền, bước vào giai đoạn năm 1945 - 1954 ở Hớn Quán, Lộc Ninh và một số huyện khác trong tỉnh đã thành lập bộ đội địa phương nhằm diệt tà, trừ gian, đánh tiêu hao lực lượng địch, củng cố các tổ chức cơ sở và phát động phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân địa phương. Lực lượng vũ trang kết họp du kích đánh địch trên tuyến đường 13, đường 14, diệt hàng trăm tên, phá hủy nhiều xe quân sự... Vùng bị địch chiếm xưa kia trở thành vùng du kích, vùng du kích trở thành vùng tự do, các đường hành lang Hớn Quản, Lộc Ninh, Bà Rá, Đồng Xoài, Bù Đăng mở ra thông suốt, góp phần cùng quân dân cả nước đánh bại thực dân Pháp, buộc Thực dân Pháp phải ký kết hiệp định Giơnevơ và công nhận chủ quyền, toàn vẹn lãnh thố của ta, quy định việc tập kết chuyển quân và tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ của dân tộc, quân và dân Bình Phước liên tục chịu đựng gian khổ, vượt qua thiên tại địch họa, để ổn định mọi mặt, liên tục đấu tranh quyết liệt với địch, chống càn quét và bao vây kinh tế, phát triển phong trào đâu tranh du kích, giữ vững, mở rộng căn cứ địa, đẩy mạnh công tác địch vận lên cao trào và tiến công quân sự, chính trị trên tât cả các địa bàn, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của sự nghiệp kháng chiến toàn dân tộc.

Niềm vui chiến thắng chưa được bao lâu thì quân và dân Bình Phước lại bước vào cuộc kháng chiến mới, cuộc kháng chiến chông Mỹ cứu nước với quy mô ngày càng ác liệt, tàn bạo và đầy gian khố, hy sinh. Nhưng dưới ánh sáng Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, Đảng bộ và nhân dân Bình Long, Phước Long từ giữ gìn lực lượng, đấu tranh chính trị đơn thuần chuyển sang thế tiến công, đâu tranh chính trị, vũ trang kết họp với phương châm ba mũi giáp công, phá âm mưu bình định gom dân lập ấp chiến lược của địch. Sự hình thành Đảng bộ Bình Long, Phước Long, cùng sự thành lập Ban an ninh tỉnh năm 1962, hệ thống cấp ủy ở các cấp và việc khai thông đoạn cuối hành lang chiến lược Bắc - Nam trên địa bàn giai đoạn này có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng cùa cả nước cũng như của địa phương.

Năm 1965, Mỹ - ngụy mở chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” thì quân và dân Bình Phước mở chiến dịch Phước Long - Đồng Xoài. Đây là chiến dịch lớn nhất của chiến trường B2. Trải qua, 64 ngày đêm chiến đấu quyết liệt, hàng loạt hệ thống ấp chiến lược, dinh điền của địch đã bị ta phá tan, giải phóng trên 5 vạn dân, vùng giải phóng được mở rộng, phong trào du kích chiến tranh phát triển áp sát địch. Chiến thắng Phước Long - Đồng Xoài đã góp phần làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” buộc chúng phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, quân và dân hai tỉnh Bình Long và Phước Long ra sức xây dựng lực lượng cả về quân sự và chính trị, vượt qua mọi hy sinh, ác liệt, luôn giữ vững thế tiến công và liên tục tiến công, góp phần cùng quân và dân Đông Nam Bộ và cả miền Nam bẻ gãy hai gọng kìm “tiêu diệt và bình định” đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô của địch. Các chiến thắng Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long, Lộc Ninh, đường 13 luôn là niềm tự hào của quân dân Bình Phước.

Sau tết Mậu Thân 1968, khi Mỹ tập trung quân đánh phá ác liệt, hòng đẩy ta ra khỏi chiến trường, chiếm lại những vùng đã mất và tiếp tục thực hiện âm mưu chế độ thực dân kiểu mới ở miền Nam... ở Bình Long - Phước Long chúng tăng cường càn quét đánh phá sâu vào vùng căn cứ, vùng giải phóng, triệt để bao vây kinh tế, chúng ráo riết gom dân lập ấp chiến lược bằng nhiều phương tiện cực kỳ tàn bạo, Từ 1969 đến đầu năm 1971 là thời kỳ quân và dân Bình Long, Phước Long tỏ rõ tinh thần cách mạng, anh dũng, kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách, bám trụ chiến trường, tiếp tục thế tiến công đánh địch, duy trì cơ sở, khôi phục phong trào, từng bước tạo thế, tạo lực và phát triển ngày càng mạnh. Cùng với bộ đội chủ lực, quân và dân Bình Phước đã tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ mùa hè 1972 giải phóng hoàn toàn các huyện Lộc Ninh ngày 7/4/1972, Bù Đốp, Bù Gia Mập và từng mảnh ấp chiến lược, mở rộng vùng căn cứ lên tới biên giới Campuchia, xây dựng thành hậu phương trực tiếp của chiến trường B2, góp phần cùng toàn Miền mở ra cục diện mới trên chiến trường.

Ngày 28/01/1973 Hiệp định Pari được ký kết, Lộc Ninh trở thành thủ phủ của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam. Lộc Ninh - Bình Phước là nơi đón những người con trung kiên chiến thắng từ các nhà tù Mỹ - ngụy trở về trong niềm thương yêu, xúc động và khâm phục. Bước sang Đông Xuân 1974-1975, được sự chi viện của Trung ương và của Miền, quân và dân Bình Phước đã tấn công giải phóng hoàn toàn các chi khu, cứ điểm trên đường 14, cùng lực lượng quân giải phóng đánh chiếm chi khu quận lỵ Phước Bình và đến ngày 6-1-1975, tấn công giải phóng tiểu khu tỉnh lỵ Phước Long.

Chiến thắng Phước Long có ý nghĩa chiến lược quan trọng, lần đầu tiên một tỉnh của miền Nam được hoàn toàn giải phóng, là cơ sở để cho Bộ Chính trị, Trung ương quyết định và hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngày 2/4/1975, trận đánh cuối cùng ở Chơn Thành tỉnh Bình Phước được hoàn toàn giải phóng, góp phần cùng quân dân miền Nam và các binh đoàn chủ lực giải phóng Sài Gòn ngày 30/4/1975 thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối, tô thắm thêm vào trang sử vẻ vang của dân tộc.

Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quân dân chính đảng Bình Phước vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách lập nên những chiến công hiển hách tô thắm trang sử truyền thống của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà. Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, Đảng bộ và nhân dân Bình Phước đã cùng nhau đoàn kết, chung sức, chung lòng, chung tay, xây dựng quê hương Bình Phước ngày càng giàu đẹp. Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm đổi mới, nhất là từ khi tách tỉnh (1997) Bình Phước đến nay đã có sự vươn lên mạnh mẽ. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được thay đổi rõ rệt; kinh tế có mức tăng trưởng khá cao, bình quân mỗi năm tăng 12,75%, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; kết cấu hạ tầng phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được tăng cường đầu tư, xây dựng; sự nghiệp y tế, văn hóa, giáo dục tiếp tục phát triển; an ninh quốc phòng được giữ vững, quan hệ đối ngoại mở rộng; hệ thống chính trị được cũng cố, giữ vững khối đại đoàn kết giữa các dân tộc anh em trong tỉnh... có được những kết quả trên có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng Công an tỉnh nhà. Hơn sáu mươi năm qua, kể từ khi tổ chức lực lượng CAND đầu tiên được hình thành với tên gọi “Quốc gia tự vệ cuộc”, “An ninh tỉnh Bình Long và An ninh tỉnh Phước Long”, “An ninh tỉnh Bình Phước”, “Công an tỉnh Sông Bé” và nay là “Công an tỉnh Bình Phước”, trải qua những bước thăng trầm lịch sử, dưới sự lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện của cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương, cùng với sự thương yêu, đùm bọc, che chở của nhân dân, các thế hệ CBCS Công an nhân dân Bình Phước đã chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ trật tự trị an cho nhân dân. Các thế hệ CBCS Công an Bình Phước đã lập nên những chiến công to lớn góp phần vào thắng lợi của Đảng bộ và nhân dân địa phương qua các thời kỳ lịch sử.

Ghi nhận những thành tích và cống hiến của Đảng bộ và nhân dân, lực lượng vũ trang trong tỉnh, ngày 23/6/2003, Chủ Tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định phong tặng cán bộ, lực lượng vũ trang, nhân dân các dân tộc tỉnh Bình I 'hước danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Toàn tỉnh có 5/10 huyện, thị xã; 24 xã, thị trấn, 11 đơn vị trong tỉnh được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân, 10 cá nhân anh hùng. Đặc biệt Công ty cao su Bình Long được hai lần phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng trong thời kỳ đổi mới.

2. Khái quát lịch sử 15 năm tái lập, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng Công an tỉnh Bình Phước.

Để phù họp với tình hình, nhiệm vụ phát triển đất nước và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định tái lập tỉnh Bình Phước, trên cơ sở tách ra từ tỉnh Sông Bé. Về địa giới hành chính, lấy theo địa giới hành chính cũ của tỉnh Bình Phước trước ngày giải phóng 1975 gồm 5 huyện: Bình Long, hước Long, Bù Đăng, Lộc Ninh và Đồng Phú. Thực hiện Nghị quyết của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX. Ngày 21.12.1996 Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ký Quyết định số 956/QĐ-BNV(X13) thành lập tổ chức Công an tỉnh Bình Phước và chính lức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997.

Với đặc điêm địa lý của tỉnh như phần đầu đã nêu, Bình Phước là nơi hội đủ điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trọng điểm, nhưng đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho bọn phản động và các loại tội phạm xâm nhập hoạt động và lẫn trốn; tình hình an ninh nông thôn, tranh chấp khiếu kiện về đất đai tiềm ẩn những yếu tố phức tạp dễ phát sinh thành điểm nóng gây bất ổn về ANTT trên địa bàn tỉnh. Trong khi đó lực lượng Công an Bình Phước buổi đầu mới tái lập gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất như nơi ăn, ở và làm việc, phương tiện, kỹ thuật trang thiết bị phục vụ công tác chiến đấu thiếu thốn; biên chế thiếu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCS không đồng đều chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; đa số cán bộ lãnh đạo chỉ huy có gia đình vợ con ở Bình Dương, khi chia tách tỉnh được điều động lên công tác tại Bình Phước, tác động rất nhiều đến tâm tư tình cảm khi phải xa gia đình đến một địa bàn công tác mới vv...

Đặc điểm, tình hình trên đặt ra nhiệm vụ hết sức khó khăn cho Công an Bình Phước, đòi hỏi phải xây dựng lực lượng Công an Bình Phước đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao. Ngay sau khi được tái lập, Đảng ủy - Ban Giám đốc tập trung chỉ đạo vừa nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, vừa giáo dục chính trị tư tưởng, động viên CBCS chủ động khắc phục những khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, đời sống tinh thần quyết tâm thực hiện tốt Nghị quyết, Chương trình công tác bảo vệ ANTT theo tinh thần Nghị quyết 01/ĐU của Đảng ủy Công an TW, Chỉ thị 02/BNV của Bộ về nhiệm vụ công tác Công an năm 1997, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về nhiệm vụ bảo vệ ANTT trên địa bàn tỉnh.

Trong điều kiện mới được tái lập còn gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an; được Đảng bộ tỉnh Bình Phước lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, được nhân dân hết lòng tin yêu, giúp đỡ và đùm bọc, được sự phối hợp chặt chẽ của lực lượng vũ trang và các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng, nên lực lượng Công an Bình Phước đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, không ngừng chiến đấu, trưởng thành về mọi mặt, lập được nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân ngày càng trong sạch, vững mạnh, góp phần tô thắm thêm vào trang sử vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà.

Phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành và thực hiện nghiêm lời dạy của Bác Hồ đối với lực lượng Công an nhân dân. Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh luôn làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng - Xây dựng Đảng - XDLL, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với mọi mặt công tác và làm cho cán bộ, đảng viên có tư tưởng chính trị kiên định vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tồ quốc và nhân dân; có đạo đức trong sáng, có văn hóa, giữ đúng phẩm chất tư thế tác phong của người chiến sĩ Công an cách mạng. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự giác trong công tác, chiến đấu; tích cực học tập rèn luyện, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm điều lệnh CAND, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Gắn với tổ chức các Hội nghị học tập, quán triệt sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của ngành đến từng CBCS; tổ chức học tập thực hiện tốt 6 điều Bác Hồ dạy CAND, cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - CAND vì nước quên thân vì dân phục vụ”, “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa, vì nhân dân phục vụ”. Mặt khác, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành cương lĩnh Chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, của ngành qua đó kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những trường họp sai phạm đế kịp thời sửa chữa, uốn nắn, hoặc đưa ra hình thức kỷ luật thích đáng góp phần quan trọng để mỗi CBCS nêu cao tinh thần trách nhiệm và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Khi mới thành lập Ban chấp hành Đảng bộ lâm thời với 15 đ/c, Ban Thường vụ gồm 5 đ/c trong Ban Giám đốc và 1 đ/c do Tỉnh ủy cử sang. Đến tháng 9/1997 Đại hội Đảng bộ Công an tỉnh được tổ chức và đã bầu 18 đ/c vào Ban chấp hành và 01 đồng chí do Tỉnh ủy chỉ định tham gia Ban chấp hành; bầu 5 đ/c vào Ban Thường vụ, đ/c Nguyễn Chí Cường được bầu làm Bí thư và đ/c Huỳnh Văn Tiến làm phó Bí thư, có 24 chi bộ cơ sở trực thuộc với 188 đảng viên. Đen nay Đảng bộ có 18 đ/c trong ban chấp hành, có 06 đ/c trong ban thường vụ do đ/c Hoàng Văn Huệ làm Bí Thư, đ/c Huỳnh Văn Sách làm Phó Bí Thư, có 27 đảng bộ, chi bộ cơ sở với tổng số đảng viên là 566 đ/c; đội ngũ cán bộ đảng viên đã thể hiện rõ vai trò tiên phong gương mẫu, nêu cao ý thức trách nhiệm của người đảng viên, nhất là vai trò lãnh đạo cấp ủy trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng thể hiện ngày càng rõ nét; đội ngũ đảng viên đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu là hạt nhân thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn với xây dựng lực lượng Công an trong sạch, vững mạnh góp phần xây dựng lực lượng Công an tỉnh Bình Phước ngày càng chính quy, tinh nhuệ.

Mặt khác, xác định công tác xây dụng lực lượng là khâu quan trọng, quyết định thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị và để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, cơ cấu, bộ máy, biên chế lực lượng Công an tỉnh ngày càng được tăng cường về số lượng và nâng cao về chất lượng chuyên môn nghiệp vụ; ngày mới thành lập cơ cấu bộ máy của Công an tỉnh gồm Ban Giám đốc có 04 đ/c: đ/c Nguyễn Chí Cường - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đồng Phú được điều về làm Giám đốc Công an tỉnh; đồng chí Bùi Ngọc Phúc - Trưởng phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Sông Bé được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc phụ trách An ninh; đồng chí Phạm Văn Bé - Trưởng trại giam được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc phụ trách Cảnh sát; đồng chí Huỳnh Văn Tiến - Trưởng Công an huyện Bình Long được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc phụ trách XDLL - Hậu cần. Có 21 đơn vị cấp phòng và 01 đội trực thuộc Giám đốc, 01 Trại tạm giam, 01 Trạm Cảnh sát bảo vệ công trình Thủy điện Thác Mơ; Công an 5 huyện; với 24 trưởng phòng, trại, trạm, đội, 35 phó phòng, 4 trưởng huyện, 1 quyền Trưởng huyện và 14 phó huyện. Tống quân số biên chế bước đầu là 700 quân, bao gồm: sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và chuyên môn kỹ thuật; công nhân, nhân viên công an; hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ; họp đồng lao động trả lương từ ngân sách của lực lượng Công an nhân dân. Trụ sở làm việc tạm thời tại Công an huyện Đồng Phú. Đen nay cơ cấu tố chức của Lực lượng Công an tỉnh gồm: Ban Giám đốc có 4 đ/c Đ/c Hoàng Văn Huệ, Giám đốc phụ trách chung và kiêm phụ trách Cảnh sát; đ/c Huỳnh Văn Sách - Phó Giám đốc XDLL-HCKT; đ/c Bùi Ngọc Phúc - Phó Giám đốc phụ trách an ninh; đ/c Phạm Xuân Chiến - Phó Giám đốc phụ trách Phòng trào; có 37 đơn vị đầu mối trực thuộc gồm 27 đơn vị phòng, trại và Công an 07 huyện, 03 Công an thị xã với quân số 1568 đ/c. Trong đó bố trí tăng cường cho lực lượng trực tiếp chiến đấu 129 lđ/c (chiếm tỷ lệ 82,33%), chất lượng đội ngũ cán bộ ngày được nâng lên, trình độ học vấn đại học, cao đẳng chiếm tỉ lệ 48,21%, trình độ chính trị cử nhân cao cấp chiếm tỷ lệ 5,36%, trung cấp tỷ lệ 29,29%. Đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy các cấp có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 85,68%, trên đại học 1,92%. Đa số đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, đảm bảo đoàn kết nội bộ, có uy tín với CBCS, hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp úng yêu cầu công tác và chiến đấu. Mặt khác, Công an tỉnh đã tùng bước chuẩn hóa cán bộ, đã xây dựng cơ bản, hoàn chỉnh quy hoạch cán bộ lãnh đạo, chỉ huy tò cấp đội trở lên. Công an huyện, thị đã duy trì việc tổ chức họp dân lấy ý kiến đóng góp XDLL Công an ở cả 3 cấp, qua đó kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, phát huy những mặt tích cực. Cùng với đó, Công an tỉnh đã tích cực tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và hướng dẫn cơ quan, doanh nghiệp có nhiều biện pháp tích cực và hiệu quả trong XDLL ở cơ sở. Chỉ đạo việc tuyến chọn tăng cường lực lượng cho công an xã và bảo vệ chuyên trách trong các doanh nghiệp; đã mở 2 lớp đào tạo trung cấp nghiệp vụ cho 166 trưởng, phó công an xã, 1 lớp sơ cấp nghiệp vụ cho 85 trưởng, phó công an xã; mỗi năm công an các huyện, thị xã đều mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho trưởng, phó công an xã, các lóp tập huấn cho lực lượng công an viên và bảo vệ chuyên trách trong các doanh nghiệp nhằm XDLL ở cơ sở ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở cơ sở trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó công tác Hậu cần - kỹ thuật luôn được Đảng ủy - Ban Giám đốc chú trọng từng bước nâng cao nhằm góp phần phục vụ có hiệu quả các mặt công tác, chiến đấu của toàn lực lượng Công an tỉnh. Khi mới được tái lập với cơ sở ban đầu còn nghèo nàn, trụ sở làm việc của Công an tỉnh còn phải đóng tạm tại Công an huyện Đồng Phú, đời sống của cán bộ chiến sĩ gặp nhiều khó khăn. Đen nay, Công an tỉnh đã tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ, địa phương và thực hiện thực hành tiết kiệm, tăng gia sản xuất (chăm sóc 109 ha cao su được giao khi chia tách tỉnh và phát triển trồng thêm 306 ha cao su đất được ƯBND tỉnh cấp), qua đó đã tạo nguồn thu để đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ sinh hoạt, công tác và chiến đấu, bố trí xe đưa đón CBCS nhà ở Bình Dương đi về hàng tuần, hỗ trợ thêm tiền ăn hàng tháng, lễ, tết cho CBCS để cải thiện đời sống. Thường xuyên quan tâm chăm sóc sức khỏe cho CBCS, xây dựng nhà tình thương đồng đội, thăm hỏi, động viên, giúp đỡ đồng chí, đồng đội khi bệnh tật ốm đau và các gia đình thương binh, liệt sỹ, các bà mẹ Việt Nam Anh hùng, tích cực vận động quyên góp hoạt động từ thiện xã hội... Công an tỉnh đã thực hiện đầu tư hơn 24 dự án nhóm c với nhiều hạng mục công trình qui mô lớn nhỏ với tổng số vốn trên 58 tỉ đồng do Bộ Công an cấp và tranh thủ ngân sách đầu tư xây dựng một số công trình đảm bảo nơi ăn ở, làm việc cho CBCS với số tiền 26 tỷ 472 triệu đồng, các nguồn kinh phí của Bộ cấp và kinh phí hỗ trợ của địa phương được phân bố hợp lý, cụ thể và được sử dụng đúng mục đích; các chế độ, chính sách, tiền lương, quân trang đảm bảo cấp phát đầy đủ kịp thời cho CBCS, phương tiện trang thiết bị kỹ thuật luôn phục vụ kịp thời cho công tác và chiến đấu.Những năm đầu mới tái lập tỉnh tình hình ngoại biên nổi lên hoạt động của Khơ me đỏ và các toán cướp có vũ trang tại các tỉnh của CPC giáp biên với Bình Phước. Chúng tuyên truyền phá hoại sự đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - CPC, vận động nhân dân CPC không làm việc cho các cấp chính quyền CPC, đẩy mạnh các hoạt động bắt người, cướp tài sản, đưa người vào rừng đòi chuộc tiền, vàng và lương thực. Ở nội địa các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá, tình hình phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội diên biến phức tạp; tình hình an ninh nông thôn, tranh chấp, khiếu kiện về đất đai tiềm ẩn những yếu tố phức tạp dễ phát sinh thành điếm nóng gây bất ổn về ANTT trên địa bàn tỉnh.

Trước tình hình đó, đế đảm bảo ANTT giữ vững ổn định chính trị đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ vững chắc tuyến biên giới. Lực lượng Công an Bình Phước đã làm tốt chức năng tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo các cấp các ngành tham gia thực hiện công tác bảo vệ ANCT-TTATXH; triển khai lực lượng, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tố quốc sâu rộng; chủ động nắm tình hình, xây dựng kế hoạch đấu tranh phòng địch xâm nhập hoạt động và Việt kiều Campuchia chạy sang; Tham mưu cho Tỉnh ủy mở Hội nghị về công tác biên giới; phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng diễn tập phòng thủ chống địch tập kích ở tuyến biên giới; Tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với CPC; Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Bộ và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Công an tỉnh đã thiết lập và duy trì mối quan hệ hữu nghị với lực lượng Công an 3 tỉnh giáp biên giới của Vương quốc Campuchia, phục vụ có hiệu quả trong công tác phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, giữ vững ANCT-TTATXH trên tuyến biên giới, góp phần tạo thuận lợi cho nhân dân hai bên biên giới qua lại làm ăn sinh sống. Chủ động làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản nhằm kịp thời phát hiện đấu tranh vô hiệu hóa các âm mưu chống phá của địch và các loại tội phạm hình sự, các hành vi vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, những năm đầu của thế kỷ 21, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Đối với nước ta, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình”; lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”, kích động bọn phản động tăng cường hoạt động chống phá, chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây bạo loạn chính trị, lôi kéo đồng bào dân tộc ở một số vùng biên giới trốn ra nước ngoài... trước tình đó, lực lượng Công an tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 08 của Bộ chính trị về chiến lược an ninh quốc gia; Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết 40 của Bộ chính trị về nâng cao chất lượng công tác công an trong tình hình mới. Ngoài ra, lực lượng Công an tỉnh chủ động xây dựng nhiều kế hoạch, phương án giúp các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương giải quyết nhiều vấn đề phức tạp nổi lên trong công tác đảm bảo an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa tư ựrởng, an ninh trong vùng đồng bào dân tộc, an ninh đô thị, an ninh nông thôn; Thực hiện tôt kê hoạch phối hợp giữa 03 lực lượng CA - QS- BP trong công tác bảo vệ an ninh Quốc gia, giữ gìn TTXH trong tình hình mới theo Quyết định 107 của Thủ tướng Chính Phủ; Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu kinh tế, chính trị trọng điểm của Tỉnh, các đoàn cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Bình Phước; Bảo vệ tuyệt đối an toàn các lễ hội, các điểm vui chơi, các sự kiện chính trị lớn của tỉnh và của đất nước.

Do làm tốt công tác tham mưu, công tác nghiệp vụ cơ bản, sự phối hợp với các ngành, các cấp... tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh luôn được giữ ổn định; các hoạt động phản động lợi dụng trong dân tộc, tôn giáo được kịp thời ngăn chặn, đã điều tra khám phá nhiều vụ phạm pháp hình sự; các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân từng bước được giải quyết; chủ động nắm tình hình, xác định mục tiêu, đối tượng, địa bàn trọng điểm, kịp thời đấu tranh làm thất bại mọi thủ đòạn chiến tranh tâm lý, các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội thoái hóa biến chất, kịp thời đề ra những đối sách phù hợp để đấu tranh với các phần tử cực đoan, lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc” “tôn giáo” để phá hoại chính sách đoàn kết của Đảng ta. Điến hình, đã bóc gỡ và vô hiệu hóa tổ chức phản động Fulrô hoạt động ngầm gồm 23 tên; phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời 03 đối tượng móc nối, liên lạc với các tổ chức phản động lưu vong như: “Đảng dân chủ Việt Nam”, “Đảng vì dân”, “Đảng Việt Tân”, vô hiệu hóa 13 đối tượng hoạt động trên địa bàn tỉnh có ý đồ tập hợp lực lượng, hình thành tổ chức phản động hoạt động trong nước... đã góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh nhà.

Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mỗi cán bộ chiến sĩ Công an luôn tâm niệm Công an của ta là Công an của Đảng, của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ, dựa vào nhân dân mà làm việc, chiến đấu hy sinh vì lí tưởng cao cả của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân” và với phương châm “Phòng ngừa là chính”, suốt 15 năm qua, lực lượng Công an Bình Phước đã tham mưu cho các cấp uỷ, chính quyền, chỉ đạo các ngành chức năng tích cực đấy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm; mở các Hội nghị triển khai thực hiện: “Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm”, “Chương trình quốc gia phòng chống ma túy giai đoạn 1998-2000; 2001-2005; 2006-2010”, Chương trình hành động số 18/TU thực hiện Chỉ thị 21 của BCT về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chương trình phòng chống và kiểm soát ma túy; “Nghị quyết liên tịch giữa đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Bộ Công an về ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên”; “Kế hoạch phối hợp giữa lực lượng Công an và giáo dục đào tạo về đẩy lùi tệ nạn ma túy trong học sinh, sinh viên”; Nghị Quyết 09 và Chương trình quôc gia phòng chống tội phạm; Chương trình mục tiêu 05 giảm của Tỉnh ủy; Chương trình hành động số 04 của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới; Chương trình 130 về chương trình hành động phòng chống tội phạm mua bán người; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 13/CP, 32/CP về TTATGT và Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo... tham mưu nhiều giải pháp xử lý các vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự; chỉ đạo nhiều chủ trương, biện pháp công tác; nhất là mở các đợt cao điêm tấn công trấn áp tội phạm vào những dịp lễ, tết, các hoạt động chính trị lớn nhằm tạo thế chủ động trong giải quyết các vấn đề về ANTT.

Những năm gần đây, kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mạnh về nhiều mặt, đời sống vật chất tinh 'của nhân dân ngày được nâng cao, những mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ đến tình hình vi phạm pháp luật về TTXH, tội phạm kinh tế, tội phạm về ma tuý và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn biến tương đối phức tạp; các đối tượng ngày càng sử dụng nhiêu thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh và manh động, nhiều vụ án giết người hết sức dã man, xem thường luật pháp. Đáng chú ý năm 2009 nôi lên loại tội phạm chê tạo, tàng trữ, sử dụng và mua bán trái phép vật liệu nô, trộm căp xe máy đưa sang Campuchia tiêu thụ. Đông thời đã xuât hiện một sô băng nhóm tội phạm trộm, cướp giật tài sản hoạt động liên huyện, thậm chí liên tỉnh, một vài vụ có biểu hiện hoạt động theo kiểu xã hội đen... Tệ nạn cờ bạc dưới nhiều hình thức trên tuyến biên giới diễn biến phức tạp, do các sòng bài Casino và trường gà trên đất Campuchia, đối diện tuyến biên giới Bình Phước lôi kéo nhiều người ở các tỉnh thành khác tham gia, tình hình TNGT còn diễn biến phức tạp. Đặc biệt những năm gần đây nổi lên tình hình phạm tội trong lứa tuổi thanh, thiếu niên hư hỏng, ăn chơi đua đòi, không có tiền tiêu xài dẫn đến đá nóng xe Honda, cướp tài sản và tụ tập thành băng nhóm, dùng hung khí dao, mác, gạch đá, gậy gộc... để trả thù lẫn nhau.

Trước tình hình trên, lực lượng Công an tỉnh đã chủ động xây dựng các kế hoạch, xác lập các chuyên án và triển khai lực lượng, chọn những địa bàn trọng điếm, phức tạp về TTXH và những nơi tập trung nhiều đối tượng truy nã lẩn trốn để tập trung chỉ đạo, giải quyết. Đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và làm giảm tệ nạn xã hội. Tính từ năm 2005 - 2010 tỷ lệ khám phá án hàng năm đạt 86,2%, tội phạm ma túy bắt giữ 176 vụ - 429 đối tượng, tội phạm kinh tế phát hiện 346 vụ - 307 đối tượng thu hồi cho Nhà nước tài sản trị giá 37 tỷ đồng... Riêng về công tác đảm bảo TTATGT, những năm qua lực lượng Công an tỉnh đã từng bước đổi mới phương thức hoạt động, bố trí lại lực lượng, nâng cao hiệu quả TTKS và xử lý vi phạm, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động , của bọn tội phạm trên tuyến giao thông; đã điều tra làm rõ, xử lý gần 16.000 vụ - gần 21.000 đối tượng vi phạm pháp luật, thu hồi tài sản trị giá trên 200 tỷ đồng; Qua công tác TTKSGT phát hiện, xử lý trên 500.000 lượt phương tiện vi phạm Luật GTĐB, trong đó phạt tiền trên 460.000 lượt phương tiện với số tiền gần 170 tỷ đồng.

Đặc biệt, trong phong trào đấu tranh giữ gìn ANCT-TTATXH đã xuất hiện nhiều tập thế và cá nhân lập thành tích xuất sắc trong công tác, được Bộ Công an, UBND tỉnh tặng Bằng khen, giấy khen, nhiều tấm gương tiêu biểu trong chiến đấu và dũng cảm hy sinh như: đ/c Trần Minh Hải- Phó Công an xã Thiện Hưng - huyện Bù Đốp, đ/c Phạm Đức Ninh — Công an xã Phú Trung- huyện Bù Gia Mập, đ/c Vũ Văn Vượng- Phó Công an xã Lộc Thành - huyện Lộc Ninh và hàng trăm tấm gương liêm khiết không nhận hối lộ khi thi hành nhiệm vụ. Những hành động trên của các anh không chỉ là tấm gương cho các đồng nghiệp học tập noi theo mà còn tạo nên một hình ảnh đẹp về người chiến sĩ Công an trong lòng nhân dân, tô đậm thêm vào truyền thống của lực lượng Công an tỉnh Bình Phước.

Ghi nhận những thành tích và chiến công đã đạt được, lực lượng Công an tỉnh Bình Phước đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, UBND tỉnh tặng thưởng những danh hiệũ cao quí như: 4 đơn vị được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 07 Huân, Huy chương kháng chiến hạng II, III; 162 Huy chương vì an ninh Tổ quốc; 546 Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng I, II, III; 9 Bằng khen của Chính Phủ; 3 Cờ thi đua xuất sắc của Bộ... cùng với đó là những tấm gương liêm khiêt không nhận hối lộ, những tấm gương tận tụy với công việc thể hiện rõ bản chất “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” góp phần nâng cao phấm chất, hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân trên quê hương Bình Phước Anh hùng, xứng đáng truyền thống hào hùng của các thế hệ đi trước, với lòng tin yêu của Đảng, của nhân dân.

Lê Đình Hồng – PV11 
(Nguồn kỷ yếu lịch sử 15 năm tái lập, xây dựng, chiến đấu
và trưởng thành của lực lượng Công an Bình Phước 01/01/1997-01/01/2012)

TIN MỚI
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0