Phát huy vai trò của lực lượng Công an trong công tác xây dựng nông thôn mới
Đảm bảo an ninh, trật tự là một trong những tiêu chí quan trọng góp phần vào sự thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó, lực lượng Công an đóng vai trò nòng cốt trong quá trình thực hiện. Thời gian qua, Công an tỉnh đã chỉ đạo Công an các xã, thị trấn chủ động làm tốt công tác nắm, dự báo tình hình, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương nhiều phương án, giải pháp đảm bảo ANTT, góp phần xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.
Lực lượng Công an tuyên truyền phòng chống ma tuý cho người dân phường Minh Hưng, huyện Chơn Thành
Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an về công tác Công an thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2025 và Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện chương trình này trên địa bàn tỉnh, Công an tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 101/KH-CAT-PV01 nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ và giải pháp triển khai hiệu quả.
Nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân
Lực lượng Công an đã đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, góp phần xây dựng nông thôn mới. Công tác tuyên truyền tập trung vào việc phổ biến đầy đủ, kịp thời, chính xác chủ trương, chính sách, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật của người dân tại địa bàn nông thôn.
Trong quá trình thực hiện, lực lượng Công an phát huy vai trò nòng cốt, tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội trong công tác tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền được lồng ghép với việc vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, gắn với thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Bên cạnh đó, lực lượng Công an tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn nông thôn theo hướng xã hội hóa ngày càng cao. Các mô hình hoạt động với nhiều hình thức như tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải ngay từ cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương.
Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự góp phần xây dựng nông thôn mới. Tập trung tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, chính xác chủ trương, chính sách, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân ở địa bàn nông thôn.
Trong công tác tuyên truyền, lực lượng Công an phát huy vai trò nòng cốt, tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội trong công tác tuyên truyền; lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, góp phần xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Xây dựng, nhân rộng mô hình trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn nông thôn theo hướng xã hội hóa ngày càng cao với nhiều hình thức tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải ngay từ cơ sở.
Đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm
Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, phấn đấu kéo giảm ít nhất 5% số vụ phạm tội về trật tự an toàn xã hội so với năm 2024. Không để hình thành các băng nhóm tội phạm nguy hiểm hoạt động lộng hành, gây bức xúc trong Nhân dân. Kiềm chế tai nạn giao thông, hạn chế xảy ra các vụ cháy, nổ đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản tại địa bàn nông thôn.
Phát hiện, giải quyết kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, những vấn đề phức tạp nảy sinh ngay từ đầu, từ nơi xuất phát và ngay tại cơ sở. Đồng thời, có phương án đối phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra tình huống phức tạp theo phương châm “bốn tại chỗ”, hạn chế hình thành các điểm nóng, phức tạp về ANTT.
Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an xã
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/ĐUCA của Đảng ủy Công an Trung ương và Chỉ thị số 11/CT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các giải pháp củng cố toàn diện Công an xã, thị trấn về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, nhân lực, phương tiện, trụ sở, phân công, phân cấp nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở.
Củng cố, xây dựng lực lượng tham gia bảo đảm ANTT ở cơ sở, chú trọng tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác bảo đảm ANTT trong xây dựng nông thôn mới.