Công an tỉnh Bình Phước
Khi nào thu thập thông tin sinh trắc học ADN, giọng nói trong căn cước
Thứ Sáu, 17/05/2024
Lượt xem: 362
Luật Căn cước được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, gồm có 7 chương, 46 điều. Trong đó, thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Căn cước nêu rõ: “Thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.”
Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, cơ quan quản lý căn cước chỉ tiến hành thu thập thông tin AND, giọng nói khi người dân tự nguyện cung cấp trong quá trình người dân thực hiện thu nhận hồ sơ căn cước. tại cơ quan Công an như: Cục Cảnh sát QLHC về TTXH; cơ quan Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an cấp quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet).
Ngoài ra thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói cũng được thu thập khi cơ quan tiến hành tố tụng hình sự,cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân để chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
Để phù hợp với xu hướng chuyển đổi số trên thế giới và Việt Nam hiện nay khi các giao dịch điện tử được mở rộng thì việc kết hợp với các yếu tố sinh trắc là rất cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trong thực hiện xác thực định danh trên môi trường điện tử.
Văn Thủy (tổng hợp)