Admin
Những hoạt động xuyên tạc, bôi nhọ của Việt Tân - Bài cuối
Lượt xem: 653
Đằng sau những hoạt động biểu tình gây rối, với cái vỏ bọc là bảo vệ môi trường, bảo vệ ngư dân, nhưng thực chất Việt Tân đang kích động những người nhẹ dạ cả tin, đập phá tài sản, trộm cắp. Và nguy hiểm hơn chúng tạo nên sự bất ổn để làm mất lòng tin của người dân trong nước và những doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư và làm ăn sinh sống tại Việt Nam, để tiến tới các hoạt động bạo loạn nhằm lật đổ chính quyền.

>>> Những hoạt động xuyên tạc, bôi nhọ của Việt Tân - Bài 1

Sau những thất bại nặng nề của “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” những năm 1990, cũng như tác động từ chiến lược chống khủng bố toàn cầu của Mỹ sau sự kiện 11/9/2011, Việt Tân đã có những điều chỉnh trong chiến lược hoạt động khủng bố chống Việt Nam. Năm 2006, Việt Tân tổ chức đại hội, đặt mục tiêu công khai hóa tổ chức ở trong nước, tiến tới hình thành các tổ chức chính trị đối lập tại Việt Nam. Thực chất của kế hoạch này là tìm cách đưa các thành viên cốt cán, cùng phương tiện, khí tài, truyền đơn, thâm nhập về Việt Nam. Tổ chức các hoạt động bạo loạn, gây rối ở trong nước. Âm mưu này của chúng đã bị ta phát hiện ngăn chặn. Hàng loạt đối tượng đầu sỏ của Việt Tân như: Nguyễn Quốc Quân (tức Ly Xeng), Nguyễn Thị Thanh Vân, Hoàng Tứ Duy, Nguyễn Ngọc Đức tìm cách xâm nhập về nước, đều bị lực lượng An ninh của ta vô hiệu  hoá.

Việt Tân đẩy mạnh hoạt động đưa người thâm nhập vào trong nước, lập các tổ chức trá hình, để làm cơ sở thực hiện nhiều chiến dịch biểu tình gây rối ở trong nước. Nhất là trong năm 2010, nhân dịp Việt Nam tổ chức nhiều sự kiện lớn và cũng là năm ta chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Chúng đã tiến hành một số hoạt động công khai, manh động ngay tại các thành phố lớn trong nước vào những thời điểm nhạy cảm, như: vụ phân phát áo phông, rải truyền đơn trước đền Ngọc Sơn (ngày 14/3/2010); phổ biến lời kêu gọi giữ vững độc lập, tự do trong dịp Quốc Khánh 2/9. Căng biểu ngữ, phân phát áo, mũ với nội dung vì Thăng Long ngàn năm, chống hiểm họa bắc triều. Ngàn năm Thăng Long, Hoàng Sa, Trường Sa tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ (ngày 9/10/2010), đúng dịp ta tổ chức Đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.

Nhà báo Nguyễn Văn Minh, Báo Quân đội nhân dân nhận xét về Việt Tân như sau: “Việt Tân là một trong những lực lượng đi thu gom và đưa lên nhiều nhất những clip nói về hạn chế, tiêu cực mà trong đó hình ảnh lực lượng giao thông bị Việt Tân đưa lên kích động quần chúng nhiều. Qua đó chúng muốn đánh vào niềm tin của nhân dân đối với bộ máy công quyền của chúng ta”.

Ông Etcetera Nguyễn, Tổng thư ký Báo điện tử Vietweekly.com thì đánh giá về cách truyền thông của một số tờ báo ở nước ngoài như sau: “Trong suốt một thời gian khá dài, cộng đồng Việt Nam khi nhìn về Việt Nam họ thiếu rất nhiều thông tin sát thực. Bởi vì những cơ quan truyền thông mà gọi là truyền thông chống Cộng có động cơ chính trị do các đảng phái chi phối và điều hành. Họ chỉ nhìn về Việt Nam, soi chiếu vấn đề ở gốc độ thiếu sự đầy đủ, khách quan và thậm chí còn tiêu cực và họ đã cấu kết với nhau, báo chí cấu kết với các đảng phái, báo chí cấu kết với những cơ quan truyền thông Việt Ngữ, VOA, AFA và kể cả đài BBC… Nhân sự của họ đều là người Việt mà có những định kiến về Việt Nam vì những di sản của chiến tranh xảy ra. Đây là những thông tin họ đưa ra không đầy đủ, không trung thực”.

Các hoạt động gây rối trên cho thấy Việt Tân đã cài cắm, gây dựng được những điều kiện nhất định về lực lượng, tài chính, phương tiện ở trong nước để tiến hành hoạt động chống phá ta. Đáng chú ý, Việt Tân đã móc nối với một số tổ chức người Việt phản động lưu vong khác gồm: Đảng dân chủ nhân dân, Phong trào lao động Việt, Viễn tưởng Việt Nam, Đảng vì dân để thành lập cái gọi là Ủy ban phối hợp hành động vì dân chủ, để liên kết các hoạt động gây rối ở trong nước, trước mắt là đẩy mạnh hoạt động phát tán truyền đơn, khẩu hiệu hành động, kích động quần chúng nhân dân, công nhân đình công, biểu tình phá hoại đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đối tượng Trần Tư sau khi bị bắt giữ đã khai nhận: “Tổ chức đưa đối tượng về để làm chiến dịch Đông Xuân. Về quân sự thì đánh phá một số nơi như Trung tâm thương mại Chợ Lớn, chiếm Đài truyền thanh truyền hình. Về Chính trị thì vận động dân xuống đường để nhằm lật đổ chính quyền”. Còn đối tượng Nguyễn Ngọc Đăng khai tại cơ quan công an: “Năm 1992, đi theo chỉ thị Sô-Phiêng về  Việt Nam khoảng 8 ngày, trong thời gian đi sang Hồng Kông đã được gặp Trần Văn Hương và Trần Văn Hương đã giao số tiền 55 ngàn đô-la để mua thuốc nổ, loa phóng thanh và vải xanh may cờ”. Sau đó Nguyễn Ngọc Đăng về Sài Gòn đưa tiền nhờ  một người mua thuốc nổ, rồi hẹn đưa đến số nhà 150, Hoàng Văn Thụ (là nhà Nguyễn Ngọc Đăng thuê ở). Ngày 5/3/1993, Đăng đã bị bắt khi đang nhận số thuốc nổ nói trên. Còn đối tượng Nguyễn Văn Muôn khai: “Cho quân vào hủy đài truyền thanh truyền hình, móc nối với dân chúng biểu tình nhưng sau đó thì bị bắt”.
  


Đối tượng Trần Tư và Nguyễn Văn Muôn

Như vậy, những diễn biến thời gian qua cho thấy, tổ chức khủng bố đảng Việt Tân nói riêng và các tổ chức phản động người Việt nói chung, được sự hậu thuẫn hỗ trợ của các thế lực thù địch đã, đang và sẽ còn theo đuổi chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ, mưu đồ tạo dựng cho Việt Nam một kịch bản tương tự như Serbia, Grudia, Ucraina, Thái Lan hay Kyrgyzstan... hòng đưa Việt Nam vào vòng bất ổn, chia rẽ, phá hoại những thành quả chính trị, kinh tế, đối nội, đối ngoại mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực xây dựng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên “Vỏ quýt dày, có móng tay nhọn”, tất cả mọi hành vi phá hoại thành quả cách mạng của nhân dân Việt Nam, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân Việt Nam, sẽ bị chính người dân Việt Nam ngăn chặn, loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội.

NGUYỄN VĂN RẠI (theo ANTV)