Cảnh giác thủ đoạn thu thập trái phép dữ liệu cá nhân và các cách phòng tránh
Trong thời đại công nghệ số, khi các hoạt động từ mua sắm, thanh toán, đến giao tiếp hàng ngày đều gắn liền với mạng Internet. Tuy nhiên kỹ năng số và ý thức của một bộ phận người dân về bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa cao đã trở thành mục tiêu hấp dẫn, “miếng mồi béo bở” cho các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, làm nhục, khủng bố, phá hoại...
Dữ liệu người dùng đang là "miếng mồi ngon" với hacker
Các nguyên nhân chính dẫn đến lộ, mất dữ liệu cá nhân
Thứ nhất, đặt mật khẩu yếu, Mật khẩu đơn giản, dễ đoán như 123456,111111…
Thứ hai, thông qua phần mềm miễn phí, phầm mềm không rõ nguồn gốc, phần mềm bẻ khóa, các đối tượng sẽ lợi dụng để cài cắm các mã độc đính kèm, khi người dùng tải về máy và tiến hành cài đặt thì vô tình cài đặt mã độc lên chính thiết bị của mình. Các mã độc này, khi được cài vào máy sẽ tiến hành âm thầm thu thập dữ liệu cá nhân người dùng. Ví dụ: các chương trình crack, patch phần mềm; một số phần mềm diệt virus giả mạo như AntivirusGold, Antivirus PC 2009, AntiSpyware Shield Pro, DoctorTrojan...
Thứ ba, thông qua các website các đối tượng sẽ tạo lập hoặc lợi dụng các website có nội dung hấp dẫn thu hút người dùng, khi người dùng truy cập sẽ âm thầm cài cắm mã độc vào máy tính và điện thoại thông minh mà người dùng không hề hay biết để thu thập thông tin. Ví dụ như: Đính kèm các mã độc vào các trang game online, các trang web có nội dung đồi trụy… hoặc đối tượng tạo ra các trang đăng nhập thông tin giả mạo (facebook, email, bank).
Thứ tư, các đối tượng cài cắm mã độc vào các thiết bi lưu trữ như: USB, CD, DCD được bán trôi nổi trên thị trường. Khi các thiết bị lưu trữ này đã nhiễm mã độc cắm vào máy tính, chúng tiến hành thu gom dữ liệu do các đối tượng quy định (file tài liệu, file ảnh…). Khi có điều kiện kết nối Internet sẽ gửi ra máy chủ đặt ở nước ngoài.
Thứ năm, việc sử dụng các mạng wifi công cộng, không sử dụng các phần mềm bảo mật trên thiết bị cá nhân… cũng là một trong những lý do khiến các dữ liệu cá nhân bị lộ, lọt.
Thứ sáu, việc chia sẻ, đăng tải quá nhiều thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội như Zalo, Facebook…. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến cho tội phạm mạng có thể lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Để phòng tránh bị lộ, mất thông tin dữ liệu cá nhân người sử dụng cần
Các cách phòng tránh lộ dữ liệu cá nhân, Nguồn: Internet
1. Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cung cấp dữ liệu cá nhân của mình cho các dịch vụ trên mạng; Luôn có thói quen kiểm tra, định kỳ thay đổi các thông tin xác thực để giảm thiểu nguy cơ lộ, lọt, lộ, mất dữ liệu cá nhân.
2. Tránh kết bạn với những người lạ, không trả lời tin nhắn có dấu hiệu đáng ngờ được gửi đến trên Facebook, Viber, Zalo; Rà soát các nhóm đã tham gia trên mạng xã hội và rời khỏi những nhóm không cần thiết.
3. Tuyệt đối không click, nhấp vào đường link lạ; Khi giao dịch trực tuyến, cần kiểm tra website đó có an ninh hay không, hãy để ý đến tên miền.
4. Hạn chế tham gia các trò chơi trên mạng xã hội có yêu cầu xác thực hay kiểm tra dữ liệu cá nhân quá nhiều lần.