Công an tỉnh Bình Phước
Bình Phước: Nêu 5 bài học kinh nghiệm và 3 đề xuất tại Hội nghị toàn quốc đánh giá 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06/CP
Lượt xem: 841
Chiều 21/12, Chính phủ tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia (gọi tắt là Đề án 06/CP) giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2023 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến các tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị; cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ. Tại điểm cầu tỉnh Bình Phước, đồng chí Trần Tuệ Hiền, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cùng đại diện các sở, ngành là thành viên Tổ công tác triển khai Đề án 06 của tỉnh và các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh tham dự hội nghị.
anh tin bai

anh tin bai

Đồng chí Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị và Đại tá Nguyễn Huy Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quán triệt mục đích, yêu cầu của hội nghị và đồng chí Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó thường trực Tổ công tác Đề án 06 Chính phủ trình bày báo cáo tóm tắt sơ kết 2 năm triển khai Đề án 06, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024; xem Video clip phản ánh kết quả triển khai Đề án 06 trong 2 năm qua.
  

anh tin bai

anh tin bai

anh tin bai

anh tin bai

anh tin bai

anh tin bai

anh tin bai

anh tin bai

anh tin bai

Hơn 60 đại biểu dại diện các sở, ngành và lực lượng Công an tỉnh dự hội nghị

Theo đó, Đề án 06 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 có 7 quan điểm chỉ đạo lớn, với mục tiêu tổng quát ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích: (1) Giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; (2) Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; (3) Phục vụ phát triển công dân số; (4) Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; (5) Phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cấp.
 

anh tin bai

Đồng chí Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại điểm cầu UBND tỉnh Bình Phước

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, đồng chí Trần Tuệ Hiền, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ, qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả nổi bật làm tiền đề, nền tảng vững chắc cho việc triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số phục vụ xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và công dân số tại địa phương. Tổ chức làm sạch hơn 1,1 triệu dữ liệu dân cư; số hóa dữ liệu 4 loại sổ hộ tịch trên nền Cơ sở dũ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG về DC); kết nối Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống CSDLQG về DC; cung cấp các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương trên các Cổng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đạt tỷ lệ 80,26%, xếp thứ 4 cả nước; tích hợp, kết nối 1.769 DVC lên Cổng DVCQG với 1.067 DVCTT ở mức toàn trình và 374 DVCTT một phần, xếp thứ 7 cả nước; triển khai có hiệu quả 25 DVC thiết yếu, 02 nhóm DVC liên thông. Đồng chí cũng nêu 5 bài học kinh nghiệm và 3 đề xuất cụ thể đối với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan về các nhóm giải pháp hỗ trợ địa phương thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06 trong thời gian tới.
 

anh tin bai

Các đại biểu tại điểm cầu UBND tỉnh Bình Phước nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận hội nghị

Sau khi nghe đại diện một số địa phương, bộ, ngành Trung ương phát biểu ý kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thẳng thắn chỉ rõ những nội dung còn chậm tiến độ, những vấn đề còn có khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách và quá trình triển khai thực hiện và nêu nhiều giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Đồng thời nhấn mạnh, năm 2024 còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức, cơ hội đan xen, nhiều vấn đề có ảnh hưởng, tác động đến tiến độ triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06. Do đó chính quyền các cấp, các bộ, ngành cần phải quyết tâm nỗ lực cao hơn nữa, chủ động linh hoạt, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ Đề án đã đề ra. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xây dựng và ra mắt các mô hình điểm thực hiện nhiệm vụ Đề án 06, ưu tiên các mô hình có thể thực hiện ngay, đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục và y tế, an sinh xã hội… bảo đảm trong thời gian từ nay đến năm 2025 phải thực hiện hoàn thành tất cả các nhiệm vụ Đề án 06 của Chính phủ.

Văn Thủy