Bình Phước: Ban Chỉ đạo 138 của Chính phủ kiểm tra công tác phòng, chống tội phạm năm 2023
Chiều 11/12/2023 đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 138/CP của Chính phủ do Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác phòng chống tội phạm năm 2023 tại tỉnh Bình Phước. Chủ trì tiếp đoàn có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường và Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền - Trưởng Ban cùng các Phó Ban và thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Bình Phước (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 138 tỉnh).
Quang cảnh buổi làm việc tại Hội trường UBND tỉnh
Theo báo cáo do đồng chí Đại tá Bùi Xuân Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh - Phó ban Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Bình Phước trình bày tại buổi kiểm tra, trong năm 2023, ngoài việc làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Trung ương và địa phương về công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh đã phân công, phân nhiệm cụ thể cho các ban, ngành, địa phương theo các chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, công tác chuyển hóa địa bàn, phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, phòng chống mua bán người.
Đồng chí Đại tá Bùi Xuân Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó ban Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Bình Phước, Giám đốc Công an tỉnh trình bày báo cáo tóm tắt công tác phòng chống tội phạm tại buổi làm việc
Các đồng chí Phó Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Bình Phước - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước
Qua thống kê, tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước giảm 2,8%, so với cùng kỳ năm 2022, chỉ xảy ra 697 vụ, làm chết 13 người, bị thương 102 người, thiệt hại tài sản trị giá khoảng 108 tỷ đồng. Trong đó, tội phạm ít nghiêm trọng như trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, đánh bạc chiếm tỷ lệ 62,2%. Tuy nhiên một số loại tội phạm như: cướp, cướp giật tài sản, hoạt động “tín dụng đen” và xâm hại trẻ em lại có chiều hướng gia tăng. Tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy diễn biến phức tạp, phát hiện bắt giữ 297 vụ - 486 đối tượng mua bán, tàng trữ, vận chuyển, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, nhiều hơn 37 vụ so với cùng kỳ năm 2022. Về tính chất, thủ đoạn của các loại tội phạm ngày càng tinh vi, nguy hiểm và manh động hơn; coi thường pháp luật, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ trong đời sống, sinh hoạt mà sẵn sàng tước đoạt tính mạng người khác “giết người do vay nợ”; cá biệt tái diễn tình trạng đối tượng có biểu hiện “ngáo đá” thực hiện hành vi phạm tội...
Các thành viên trong Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo 138/CP
Các thành viên trong Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo 138/CP
Các thành viên trong Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo 138/CP
Về công tác tuyên truyền pháp luật, nâng cao ý thức cảnh giác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong các tầng lớp nhân dân được các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể là thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh và 11 huyện, thị xã thành phố tổ chức, duy trì được trên 3.405 đợt cho 244.491 lượt nhân dân tại địa bàn cơ sở.
Nổi bật là công tác triển khai thực hiện Đề án 06/CP, lực lượng Công an đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là khai thác, ứng dụng hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống Sản xuất, cấp, quản lý CCCD, cũng như các phần mềm, ứng dụng trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các tiện ích của Đề án 06/CP mang lại để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm. Từ đó, đã từng bước chuyển đổi trạng thái công tác phòng, chống tội phạm từ thủ công sang công nghệ, từ truyền thống sang hiện đại, đồng thời tạo ra nhiều kênh thông tin liên lạc với người dân, kịp thời tiếp nhận thông tin phản ánh, tố giác tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn.
Thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Bình Phước - đại diện Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phát biểu tham luận
Phó Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Bình Phước - đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh phát biểu tham luận
Thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Bình Phước - đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phát biểu tham luận
Thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Bình Phước - đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh phát biểu tham luận
Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu ý kiến tại buổi làm việc
Đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc - Trưởng đoàn, phát biểu kết luận buổi kiểm tra
Đồng chí Trần Tuệ Hiền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Bình Phước phát biểu tiếp thu ý kiến của đoàn kiểm tra
Các đại biểu tham dự buổi kiểm tra
Sau khi nghe đại diện một số cơ quan, ban, ngành phát biểu làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống tội phạm, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc - Trưởng đoàn kiểm tra đã phát biểu kết luận, ghi nhận những kết quả công tác và thành tích mà Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Bình Phước và các ban ngành, địa phương trong tỉnh đã phấn đấu đạt được; đồng chí đề nghị lãnh đạo tỉnh và Ban Chỉ đạo 138 lưu ý về tình trạng tái nghiện ma túy sau cai và đặc điểm địa hình giáp biên giới để có biện pháp phòng ngừa tội phạm từ sớm; đồng thời tổ chức rà soát lại tất cả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, những quy định về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội để xác định rõ nhiệm vụ và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Phát huy hơn nữa vai trò của từng ngành đối với công tác phòng ngừa tội phạm; tăng cường đổi mới hơn nữa công tác tuyên truyền sâu rộng, kịp thời về phương thức, thủ đoạn của các loại tội phạm, nhất là tội phạm mới, tội phạm lợi dụng không gian mạng. Lực lượng Công an phải tăng cường tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát đối với công tác tấn công, trấn áp tội phạm. Riêng Đề án 06, đề nghị các ngành chủ đạo như Thông tin Truyền thông phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hạ tầng dịch vụ công trực tuyến, tạo thuận lợi và mang lại lợi ích cho Nhân dân trong giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống dịch vụ công, đồng thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong tình hình hiện nay.