Đề cương tuyên truyền Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029
Ngày 25/7/2023, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã ban hành Đề cương tuyên truyền Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029. Công an tỉnh Bình Phước trân trọng giới thiệu toàn văn bản Đề cương đến quý độc giả
Đại biểu tiến hành biểu quyết tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024
I. TƯ TƯỞNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
1. Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống, là bài học cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và rèn luyện, luôn luôn xác định "đoàn kết" là giá trị cốt lõi và "đại đoàn kết toàn dân tộc" là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam. Đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng, là động lực to lớn tạo nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công!".
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng Minh - tổ chức tiền thân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay. Trải qua các thời kỳ cách mạng với những hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không ngừng lớn mạnh và có những đóng góp to lớn vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc, trở thành một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tại Đại hội thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào ngày 10/9/1955 như sau: "Lịch sử trong những năm qua đã tỏ rõ lực lượng đoàn kết của nhân dân là vô địch.
Mặt trận Việt Minh đã giúp cách mạng tháng Tám thành công.
Mặt trận Thống nhất Việt Minh - Liên Việt đã giúp kháng chiến thắng lợi.
Chúng ta có thể tin chắc rằng: với sự cố gắng của mỗi người và sự ủng hộ của toàn dân, Mặt trận Tổ quốc sẽ làm tròn nhiệm vụ vẻ vang là giúp xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh".
Phát biểu tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác Mặt trận ngày 08/01/1962,Người chỉ rõ: "Chính sách Mặt trận là một chính sách rất quan trọng. Công tác Mặt trận là một công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng. Cán bộ và Đảng viên ta cần nắm vững và chấp hành đúng Nghị quyết của Đại hội Đảng và Nghị quyết Bộ Chính trị về vấn đề Mặt trận Dân tộc thống nhất. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam".
2. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng trong lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ chiến lược trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như cách mạng xã hội chủ nghĩa và trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
Trong các thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tiếp đó là liên minh công - nông - trí, dưới sự lãnh đạo của Đảng là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu, là nhân tố có ý nghĩa quyết định, đảm bảo thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ Đại hội VI – Đại hội mở đầu cho thời kỳ đổi mới đến nay, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết nhằm củng cố, tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới, đó là các nghị quyết Đại hội lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII và XIII của Đảng; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung và phát triển năm 2011); Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW, ngày 27/3/1990 Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng (khoá VI) Về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân; Nghị quyết số 07-NQ/TW, ngày 17/11/1993 của Bộ Chính trị “Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất”; Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003 Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) “Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc; Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo; Kết luận số 62-KL/TW, ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị, xã hội…
Đại hội lần thứ XI của Đảng khẳng định quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội.
Đại hội XII của Đảng khẳng định: Khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cường trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn, thách thức. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân đã đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động; phát huy ngày càng tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cùng Đảng, Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội; thường xuyên tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần tích cực vào những thành tựu chung của đất nước. Đạt được kết quả trên là do Đảng và Nhà nước luôn có chủ trương nhất quán, phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tuy nhiên, Đại hội cũng nêu rõ những hạn chế: sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; có lúc, có nơi chưa phát huy được vai trò, sức mạnh của nhân dân. Chưa đánh giá và dự báo chính xác những diễn biến, thay đổi cơ cấu xã hội, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để có chủ trương phù hợp. Chủ trương, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, về quyền và lợi ích hợp pháp của các giai cấp, tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài chưa được kịp thời thể chế hóa, hoặc đã thể chế hóa nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng khẳng định phương hướng, nhiệm vụ: Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát huy vai trò của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn của đất nước; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; khắc phục những hạn chế, bảo đảm tác dụng, hiệu quả thực chất hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; tạo sự đồng thuận xã hội.
Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các cấp ủy đảng và chính quyền phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của nhân dân; tin dân, tôn trọng, lắng nghe những ý kiến khác nhau; có hình thức, cơ chế, biện pháp cụ thể, thích hợp để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; trân trọng, tôn vinh những đóng góp, cống hiến của nhân dân.
Báo cáo chính trị Đại hội nhấn mạnh: Tăng cường vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp, vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thực hành dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội. Đổi mới tổ chức, bộ máy, nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư. Thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, tăng cường đối ngoại. Xây dựng thế trận lòng dân, phát huy sức mạnh, đại đoàn kết, đồng thuận của nhân dân trong và ngoài nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Văn kiện Đại hội XIII khẳng định: "Củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại...". Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã một lần nữa khẳng định và bổ sung nội dung, phương châm: "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng"; xác định rõ hơn vai trò "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ". Đảng và Nhà nước đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân; khẳng định "vai trò chủ thể, vị trí trung tâm" của nhân dân trong toàn bộ quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Việc xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc phải luôn luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng là ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu vì một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Văn kiện Đại hội cũng đã chỉ ra trách nhiệm và vai trò nêu gương của các cấp ủy đảng trong việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết, nhấn mạnh: "Sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng là điều kiện tiên quyết để Đảng thực sự xứng đáng là hạt nhân đoàn kết của cả dân tộc, của toàn xã hội". Nêu rõ yêu cầu: "Cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức phải nêu gương thực hành dân chủ, tuân thủ pháp luật, đề cao đạo đức xã hội" trong thực hành dân chủ, trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Đồng thời "Xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, gây rối nội bộ, làm mất ổn định chính trị - xã hội hoặc vi phạm dân chủ, làm phương hại đến quyền làm chủ của nhân dân".
Cùng với phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, việc tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng được Đảng ta xác định là cơ sở để tạo sự đồng thuận xã hội, sự đồng thuận giữa Nhà nước và nhân dân, qua đó tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định phải "đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn", đồng thời "gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc".
Quang cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
1. Các tổ chức tiền thân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về thành lập Hội Phản đế đồng minh - tổ chức tiền thân đầu tiên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hội Phản đế đồng minh đã tuyên truyền vận động nhân dân dấy lên cao trào phản đế mạnh mẽ trong cả nước, với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh.
- Trong những năm 1936 – 1940, Mặt trận Dân chủ Đông Dương và Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế ra đời đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân chống đế quốc và bè lũ tay sai, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cho dân sinh, dân chủ, dân trí và dân quyền.
- Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh ra đời đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, thu hút mọi giới đồng bào yêu nước, tạo thành cao trào đánh Pháp - đuổi Nhật, đây là một nhân tố quyết định đưa cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Ngày 29/5/1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt) ra đời đã mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hội Liên Việt đã cùng với Mặt trận Việt Minh huy động sức mạnh của nhân dân làm chỗ dựa vững chắc cho chính quyền cách mạng còn non trẻ và đối phó có hiệu quả với thù trong, giặc ngoài, để vượt qua thử thách trước tình thế cách mạng và vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc.
- Ngày 03/3/1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt đã động viên sức mạnh toàn dân, toàn quân tập trung sức người, sức của đẩy mạnh cuộc kháng chiến với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến” làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, “vang dội 5 châu, chấn động địa cầu” đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đến thắng lợi, giải phóng một nửa đất nước.
- Thời kỳ 1955 - 1975, cả nước làm hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng hậu phương lớn CNXH ở miền Bắc chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam và đấu tranh giải phóng miền Nam. Cả ba tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (10/9/1955), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960), Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam (20/4/1968) cùng nhau phối hợp chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, tập hợp và phát huy đến mức cao nhất sức mạnh đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đến toàn thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
* Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến đã từng là: Hội trưởng danh dự Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (5/1946); Chủ tịch danh dự Mặt trận Liên Việt (3/1951); Chủ tịch danh dự Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (9/1955).
* Cụ Nguyễn Lương Bằng - Chủ nhiệm đầu tiên của Tổng bộ Việt Minh (5/1941).
* Cụ Huỳnh Thúc Kháng là Hội trưởng Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (5/1946).
* Cụ Tôn Đức Thắng là Chủ tịch Mặt trận Liên Việt (3/1951); Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (10/9/1955); Chủ tịch danh dự Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (4/1977).
* Luật sư Nguyễn Hữu Thọ là Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960).
* Luật sư Trịnh Đình Thảo là Chủ tịch Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam (20/4/1968).
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua các kỳ đại hội
Sau ngày đất nước thống nhất, để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, các tổ chức Mặt trận của 2 miền thống nhất thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Kể từ đó đến nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã qua 9 kỳ Đại hội:
2.1. Đại hội lần thứ I (Nhiệm kỳ 1977 - 1983)
Đại hội họp từ ngày 31/1 đến 4/2/1977 tại Hội trường Thống nhất, thành phố Hồ Chí Minh, hợp nhất 3 tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đại hội đã hiệp thương, giới thiệu 191 vị tham gia Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đoàn Chủ tịch gồm 45 vị, Ban Thư ký gồm 7 vị. Chủ tịch danh dự: Cụ Tôn Đức Thắng; Chủ tịch: Cụ Hoàng Quốc Việt.
2.2. Đại hội lần thứ II (Nhiệm kỳ 1983 - 1988)
Đại hội họp từ ngày 12/5 đến 14/5/1983 tại Hội trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội. Chương trình hành động của Đại hội là hướng mọi hoạt động của Mặt trận đi vào thiết thực, hướng về cơ sở, tới địa bàn dân cư. Đại hội cử ra Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khoá II gồm 184 vị, Đoàn Chủ tịch gồm 45 vị, Ban Thư ký gồm 8 vị.
Chủ tịch danh dự: Cụ Hoàng Quốc Việt; Chủ tịch: Kiến trúc sư¬ Huỳnh Tấn Phát; Tổng thư ký: Ông Nguyễn Văn Tiến.
2.3. Đại hội lần thứ III (Nhiệm kỳ 1988 - 1994)
Đại hội họp từ ngày 02/11 đến 04/11/1988 tại Hội trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội. Đây là Đại hội biểu dương lực lượng to lớn của toàn dân đoàn kết một lòng tiến hành công cuộc đổi mới. Đại hội đã cử ra Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khoá III gồm 166 vị, Đoàn Chủ tịch gồm 30 vị, Ban Thư ký gồm 6 vị.
Chủ tịch danh dự: Cụ Hoàng Quốc Việt; Chủ tịch: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ; Phó Chủ tịch: Luật sư Phan Anh; Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký: Ông Phạm Văn Kiết.
2.4. Đại hội lần thứ IV (Nhiệm kỳ 1994 - 1999)
Đại hội họp từ ngày 17/8 đến 19/8/1994 tại Hội trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có hơn 600 đại biểu. Đại hội đã cử ra Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khoá IV gồm: 206 vị. Trong đó Đoàn Chủ tịch gồm 40 vị, Ban Thường trực Đoàn Chủ tịch gồm 7 vị.
Chủ tịch danh dự: Ông Nguyễn Hữu Thọ; Chủ tịch: Ông Lê Quang Đạo; Tổng Thư ký: Ông Trần Văn Đăng.
2.5. Đại hội lần thứ V (Nhiệm kỳ 1999 - 2004)
Đại hội họp từ ngày 26/8 đến 28/8/1999 tại Hội trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 621 đại biểu, là Đại hội "Phát huy tinh thần yêu nước, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường Mặt trận Dân tộc thống nhất, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".
Đại hội đã cử ra Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khoá V gồm 253 vị, Đoàn Chủ tịch gồm 45 vị; Ban Thường trực gồm 9 vị; Chủ tịch: Ông Phạm Thế Duyệt; Tổng Thư ký: Ông Trần Văn Đăng.
2.6. Đại hội lần thứ VI (Nhiệm kỳ 2004 - 2009)
Đại hội họp từ ngày 21/9 đến 23/9/2004 tại Hội trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 878 đại biểu, là Đại hội "Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc nâng cao vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Đại hội đã cử ra Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khoá VI gồm 320 vị, Đoàn Chủ tịch gồm 52 vị, Ban Thường trực gồm 8 vị; Chủ tịch: Ông Phạm Thế Duyệt; Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký: Ông Huỳnh Đảm.
* Hội nghị lần thứ 5 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khoá VI họp tại Hà Nội (01/2008) đã hiệp thương cử các chức danh Chủ tịch và Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký mới: Chủ tịch: Ông Huỳnh Đảm (thay ông Phạm Thế Duyệt nghỉ hưu theo chế độ); Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký: Ông Vũ Trọng Kim.
2.7. Đại hội lần thứ VII (Nhiệm kỳ 2009 - 2014)
Đại hội họp từ ngày 28/9 đến 30/9/2009 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.300 đại biểu, trong đó có 989 đại biểu chính thức và 311 đại biểu khách mời. Chủ đề của Đại hội là "Nâng cao vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Đại hội đã cử ra Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khoá VII gồm 355 vị, Đoàn Chủ tịch gồm 58 vị, Ban Thường trực gồm 9 vị; Chủ tịch: Ông Huỳnh Đảm; Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký: Ông Vũ Trọng Kim.
* Hội nghị lần thứ 6 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khoá VII họp tại Hà Nội (05/9/2013) đã hiệp thương cử ông Nguyễn Thiện Nhân giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thay ông Huỳnh Đảm nghỉ hưu theo chế độ.
2.8. Đại hội lần thứ VIII (Nhiệm kỳ 2014 - 2019)
Đại hội họp từ ngày 25 đến 27/9/2014 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.008 đại biểu chính thức. Chủ đề của Đại hội là: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Đại hội đã cử ra Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khoá VIII gồm 383 vị, Đoàn Chủ tịch gồm 62 vị, Ban Thường trực gồm 6 vị. Chủ tịch: Ông Nguyễn Thiện Nhân; Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký: Ông Vũ Trọng Kim.
* Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ Năm (khóa VIII) họp tại Hà Nội (14/4/2016) đã hiệp thương cử ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Trung ương Đảng, làm Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa VIII thay ông Vũ Trọng Kim nghỉ hưu theo chế độ.
* Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ Bảy (khóa VIII) họp tại Hà Nội (22/6/2017) đã hiệp thương cử ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thay ông Nguyễn Thiện Nhân chuyển công tác.
* Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ Tám (khóa VIII) họp tại TP Hồ Chí Minh (05/01/2018) đã hiệp thương cử Ông Hầu A Lềnh làm Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký thay ông Trần Thanh Mẫn giữ chức Chủ tịch.
2.9. Đại hội lần thứ IX (Nhiệm kỳ 2019 - 2024)
Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX (nhiệm kỳ 2019 - 2024) đã diễn ra trong các ngày 18, 19 và 20/9/2019 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 999 đại biểu chính thức đại diện cho các tổ chức thành viên, các giai cấp, tầng lớp, 54 dân tộc anh em, các tôn giáo, lực lượng vũ trang nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài và cán bộ Mặt trận chuyên trách các cấp. Chủ đề Đại hội: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đại hội đã hiệp thương cử 374 vị ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Tại kỳ họp thứ nhất Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX (nhiệm kỳ 2019 - 2024) đã hiệp thương cử Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024 gồm 62 vị. Ban Thường trực gồm 6 vị. Chủ tịch: Ông Trần Thanh Mẫn; Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký: Ông Hầu A Lềnh.
* Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ Tư (khóa IX) họp tại Hà Nội (12/4/2021) đã hiệp thương cử ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch và giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khoá IX, thay ông Trần Thanh Mẫn chuyển công tác.
* Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ Năm (khóa IX) tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến (30/6/2021) đã hiệp thương cử ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữ chức Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thay ông Hầu A Lềnh chuyển công tác.
* Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ Tám (khoá IX) họp tại Hà Nội (15/3/2023) đã hiệp thương cử bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữ chức Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thay ông Lê Tiến Châu chuyển công tác.
Ra mắt Uỷ viên Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam khoá IX, nhiệm kỳ 2019-2024
III. VỊ TRÍ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA MTTQ VIỆT NAM VỚI NHÂN DÂN, CÁC TỔ CHỨC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Khi cách mạng chưa giành được chính quyền về tay nhân dân, theo yêu cầu của cách mạng, Mặt trận có lúc đã thực hiện chức năng của chính quyền trong vùng tạm chiếm hoặc vùng mới giải phóng. Ngay sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, Mặt trận đã trở thành một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta. Mặt trận và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị ở nước ta tuy có vai trò, vị trí, chức năng và phương thức hoạt động khác nhau nhưng đều là công cụ thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm một mục đích chung là: Phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.
Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Nhằm thể chế hóa Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số 75/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 09/6/2015 khẳng định tại Điều 12 (Nguyên tắc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc): Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát triển đa dạng các hình thức tổ chức, hoạt động để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, quá khứ nhằm động viên mọi nguồn lực góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do chính nhân dân, chính lịch sử cách mạng Việt Nam thừa nhận và được hiến định trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.
2. Mối quan hệ MTTQ Việt Nam và các tổ chức trong hệ thống chính trị
2.1. Mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận.
2.1.1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận
Đảng lãnh đạo Mặt trận để thực hiện sự liên minh giữa Đảng với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, với các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo.
Những yếu tố cơ bản xác định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận là:
- Có đường lối, chính sách đúng. Đường lối, chủ trương phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng và lợi ích của các tầng lớp nhân dân.
- Bằng công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục, bằng công tác kiểm tra, bằng công tác cán bộ và bằng nêu cao vai trò gương mẫu của đảng viên theo khẩu hiệu: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
- Đảng lãnh đạo thông qua Đảng đoàn, thông qua đại diện của tổ chức Đảng tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, trực tiếp trình bày chủ trương, đường lối của Đảng và kiến nghị với Mặt trận những vấn đề cần bàn bạc và phối hợp thực hiện.
- Đảng lãnh đạo sự phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, sự phối hợp giữa Mặt trận và chính quyền. Cấp ủy Đảng không đứng ra thực hiện sự phối hợp đó mà thông qua Ban Thường trực của Ủy ban Mặt trận mỗi cấp.
2.1.2. Đảng là thành viên của Mặt trận
Để làm tốt vai trò lãnh đạo Mặt trận, Đảng phải ở trong Mặt trận và không chỉ làm tròn trách nhiệm của một thành viên như mọi thành viên khác, mà phải là thành viên hoạt động nhất, gương mẫu nhất.
Đại diện cấp ủy tham gia Ủy ban Mặt trận cùng cấp có trách nhiệm sinh hoạt đầy đủ, chủ động, trình bày chủ trương, đường lối và kiến nghị của Đảng với Mặt trận, đồng thời lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của các thành viên, đối thoại, thuyết phục, thực hiện hiệp thương dân chủ và phối hợp thống nhất hành động. Cấp ủy đảng phải giáo dục đảng viên gương mẫu thực hiện chương trình hành động chung, đã được các tổ chức thành viên nhất trí thông qua. Đảng tôn trọng, khuyến khích các tổ chức thành viên và nhân dân thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội với việc hoạch định đường lối, chủ trương và các quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức, cán bộ.
2.2. Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước:
Điều 7 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định: Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và quy chế phối hợp công tác do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan nhà nước có liên quan ở từng cấp ban hành.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhà nước đều do Đảng lãnh đạo, đều là bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị, đều là công cụ để nhân dân thực hiện và phát huy quyền làm chủ của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi bên theo quy định của Hiến pháp và pháp luật là một tất yếu, là xuất phát từ nhu cầu tự thân của mỗi bên.
2.3. Quan hệ giữa Ủy ban MTTQ với các tổ chức thành viên cùng cấp
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc mỗi cấp chủ trì việc hiệp thương dân chủ giữa các thành viên để bàn bạc thực hiện những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, của cuộc sống nhân dân, phối hợp xây dựng chương trình hành động chung và cùng nhau thực hiện chương trình thống nhất hành động đó.
IV. MỘT SỐ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM LẦN THỨ IX
Hoạt động của MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã có nhiều đổi mới và đạt hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sự đồng thuận xã hội trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên nhiều lĩnh vực.
- Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đánh giá kết quả việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa: “Ban hành và thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, vận động đông đảo nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; chủ động tham gia giám sát và phản biện xã hội; làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị, góp phần tích cực vào những thành tựu chung của đất nước. Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước. Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với xã hội. Tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Chú trọng thực hiện dân chủ cả trực tiếp và đại diện, nhất là ở cơ sở, bảo đảm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình. Người đứng đầu ở nhiều cấp ủy đảng, chính quyền đã tăng cường tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, tiếp thu, giải quyết những bức xúc và nguyện vọng chính đáng của nhân dân”.
- Phát biểu tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 16/8/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu: “Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, triển khai sâu rộng và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần thi đua sáng tạo và huy động các nguồn lực trong xã hội, tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Mặt trận Tổ quốc đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong hệ thống chính trị tuyên truyền, vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, tạo sự thống nhất và đồng thuận cao trong xã hội; tích cực tham gia xây dựng pháp luật, góp ý đối với các dự thảo Văn kiện, tham gia chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng; kiến nghị với Đảng và Nhà nước nhiều nội dung quan trọng, góp phần hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có nhiều cố gắng, nỗ lực đổi mới và đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, đẩy mạnh thực hành dân chủ ở cơ sở, thực hiện giám sát và phản biện xã hội, tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh. Đặc biệt, thời gian gần đây, Mặt trận và các tổ chức thành viên đã thực hiện tốt quyền và trách nhiệm của mình, tham gia tích cực vào công tác tổ chức, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Khi đại dịch Covid-19 xẩy ra, lây lan, bùng phát ở nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã chủ động, sáng tạo, phát huy vai trò nòng cốt, phối hợp với các cơ quan nhà nước ra lời kêu gọi, tuyên truyền, vận động, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong nhân dân, góp công, góp sức, góp tiền ủng hộ tuyến đầu phòng, chống dịch, bổ sung nguồn kinh phí của Chính phủ mua vắc-xin phòng dịch, góp phần ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng và đẩy lùi đại dịch Covid-19”.
- Trong nhiệm kỳ qua, việc tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động ngày càng đem lại kết quả thiết thực, có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức nên đã từng bước phát huy được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức tốt các phong trào thi đua từ cơ sở, khu dân cư; tham gia phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo các vấn đề an sinh xã hội, đặc biệt chăm lo cho người nghèo, người yếu thế và phối hợp chăm lo cho các gia đình chính sách. Đặc biệt trong những năm 2020, 2021, 2022 đại dịch Covid – 19 đã tác động rất lớn đến đất nước ta, gây ra nhiều tổn thất nặng nề, nhưng có đường lối đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo kịp thời của Nhà nước đã huy động được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xông trận với tinh thần “chống Covid -19” như chống giặc nên đã khống chế, kiểm soát, ngăn chặn được sự lây lan của đại dịch, đảm bảo an toàn cho dân, hạn chế tối đa các thiệt hại do dịch bệnh gây ra, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống nhân dân. Tiếp tục củng cố, phát huy vai trò liên minh chính trị; đẩy mạnh thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động của MTTQ Việt Nam, nhất là việc triển khai phong trào, cuộc vận động để cổ vũ, động viên sự tham gia của các tầng lớp nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước theo tinh thần Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 15/12/2016 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 19/5/2021 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.
- Công tác dân tộc, tôn giáo được quan tâm, đẩy mạnh. Mặt trận chủ động và tích cực tuyên truyền, vận động, phối hợp triển khai và giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 01/KL-MTTW-ĐCT ngày 20/8/2015 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa VIII) về “Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác dân tộc”. Triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường vận động, đoàn kết các tôn giáo ở nước ta hiện nay”; tiếp tục thực hiện Kết luận số 02/KL-MTTW-ĐCT ngày 29/12/2015 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa VIII) về “Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác tôn giáo”. Tăng cường tiếp xúc đối thoại với lãnh đạo các tôn giáo, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số… phát huy có giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực các tôn giáo trong xây dựng đất nước.
- Việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đạt được những kết quả tích cực, ngày càng đổi mới, có nhiều sáng tạo về phương thức, cách thức triển khai, đi vào chiều sâu với chất lượng cao hơn. Mặt trận các cấp chủ động nắm tình hình để kịp thời phát hiện, tham mưu cho cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền chỉ đạo xử lý nhiều vấn đề nhạy cảm, bức xúc mà dư luận quan tâm và thực tiễn đặt ra thông qua hoạt động giám sát của Mặt trận theo quy định của pháp luật.Nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế phối hợp công tác với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức thành viên nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt trận các cấp từng bước nâng cao chất lượng các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, cũng như việc nắm bắt, phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân với Đảng và Nhà nước; đặc biệt đã phát huy vai trò của Mặt trận trong các cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tập trung triển khai trong toàn hệ thống Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; Kết luận số 54-KL/TW, ngày 09/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 03/10/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.
- Công tác thông tin các hoạt động đối ngoại nói chung và hoạt động đối ngoại nhân dân nói riêng được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kịp thời quán triệt giúp cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc các cấp nắm được những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về đối ngoại và thông tin đối ngoại; tuyên truyền về vai trò lãnh đạo của Đảng, thành tựu của đất nước, về khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt là Kết luận của Bộ Chính trị về Chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045 sau khi được Bộ Chính trị thông qua, gắn kết chặt chẽ với tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 05/01/2022 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới; Kết luận số 12-KL/TW, ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới; Kết luận số 03/KL-MTTW-ĐCT, ngày 17/01/2023 của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.
- Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động có nhiều cố gắng và đem lại kết quả ngày càng thiết thực. Hoạt động của Mặt trận hướng mạnh về cơ sở, các Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư đã trở thành lực lượng nòng cốt trong các phong trào, các cuộc vận động, được nhân dân tin cậy và là cầu nối bền chặt giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Bảo đảm tăng cường phối hợp công tác với các cơ quan, tổ chức hữu quan và nâng cao nhận thức chính trị cho các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân về vai trò và vị trí của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị; hoạt động của Mặt trận ngày càng tăng tính hành động, giảm tính hành chính, bám sát dân, bám sát địa bàn cơ sở.Tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Kết luận số 50-KL/TW, ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"; Quy định số 97-QĐ/TW, ngày 07/02/2023 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của đảng đoàn, Ban cán sự đảng ở Trung ương, trong đó quy định: Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Bộ Chính trị quyết định thành lập.
- Thực hiện Kết luận số 02/KL-MTTW-ĐCT, ngày 14/01/2022 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tăng cường công tác bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đáp ứng yêu cầu tình hình mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức bồi dưỡng cán bộ Mặt trận các cấp, từng bước góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chất lượng công tác, kết quả hoạt động của công tác Mặt trận.
- Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên tiếp tục kiện toàn tổ chức, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, phối hợp với các cấp chính quyền từng bước tháo gỡ khó khăn về điều kiện hoạt động. Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư tiếp tục được củng cố, kiện toàn, nhiều nơi hoạt động ngày càng hiệu quả; vị trí, vai trò ngày càng được phát huy, làm nòng cốt trong việc vận động nhân dân thực hiện các phong trào, các cuộc vận động ở địa bàn dân cư. Mối quan hệ phối hợp công tác giữa Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với Chủ tịch Nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; giữa Ban Thường trực UBTW MTTQ Việt Nam với các tổ chức thành viên, các bộ, ngành ở Trung ương; giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp với HĐND, UBND, các ngành chức năng và các tổ chức thành viên ở địa phương ngày càng thường xuyên, chặt chẽ và đạt kết quả.
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban MTTQ Việt Nam nhiều tỉnh, thành phố tiếp tục quan tâm kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các Hội đồng tư vấn, đội ngũ cộng tác viên và phát huy vai trò của các cá nhân tiêu biểu trên một số lĩnh vực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam ở mỗi cấp.
V. YÊU CẦU, NHIỆM VỤ CỦA ĐẠI HỘI MẶT TRẬN CÁC CẤP VÀ ĐẠI HỘI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM LẦN THỨ X
1. Ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của Đại hội Mặt trận các cấp:
Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X (nhiệm kỳ 2024 - 2029) là sự kiện chính trị quan trọng diễn ra trong bối cảnh đất nước ta đang tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức mới.
Quá trình chuẩn bị và tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, dân chủ nhằm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức, trách nhiệm và hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiệnđường lối chiến lược của Đảng về tăng cường phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới. Đồng thời cũng là quá trình tổ chức Mặt trận từ cơ sở đến Trung ương đề ra các giải pháp thiết thực củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ và tổ chức phát động phong trào thi đua thiết thực rộng khắp, lập thành tích chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp.
Tiếp tục củng cố, tăng cường và xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xứng đáng là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; là một bộ phận quan trọng của hệ thống chính trị; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của các tầng lớp nhân dân, có vai trò giám sát và phản biện xã hội.
Việc tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029 là dịp để Ủy ban Mặt trận các cấp, các tổ chức thành viên tiếp tục quán triệt, thấm nhuần quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tiếp tục động viên các tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức tự lực, tự cường, khát vọng xây dựng đất nước phát triển. Cần phát huy tốt hơn nữa vai trò tiền phong của giai cấp công nhân, tiềm năng to lớn của giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và giới doanh nhân, không ngừng tăng cường khối liên minh công – nông – trí, làm nền tảng cho khối đại đoàn kết dân tộc. Qua đó, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của MTTQ Việt Nam trong tình hình mới.
2. Đại hội Mặt trận các cấp và Đại hội lần thứ X Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ tiến hành đánh giá kết quả hoạt động nhiệm kỳ qua, xây dựng Chương trình hành động cho nhiệm kỳ mới và tham gia góp ý kiến vào các văn kiện dự thảo của Đại hội Mặt trận cấp trên với các nội dung, công việc sau đây:
- Các văn kiện trình Đại hội cần được tổ chức thảo luận kỹ lưỡng, lấy ý kiến rộng rãi trong hệ thống Mặt trận, các tổ chức thành viên, các cấp và các tầng lớp nhân dân. Các mục tiêu, chương trình hành động và giải pháp công tác Mặt trận trong nhiệm kỳ mới phải có tính chiến lược, tầm nhìn dài hạn đáp ứng yêu cầu công tác Mặt trận trong tình hình mới.
- Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ cần đánh giá đúng tình hình các tầng lớp nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nêu rõ những kết quả đạt được, những mô hình hay, nhân tố mới, những hạn chế, khuyết điểm; rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; phân tích, làm rõ thời cơ và thách thức trong nhiệm kỳ tới; dự báo, phát hiện những vấn đề mới để giải quyết kịp thời. Trong báo cáo có nhấn mạnh về việc MTTQ Việt Nam tham gia cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong công cuộc phòng chống đại dịch Covid-19.
- Chương trình hành động bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các chỉ thị, kết luận của Ðảng và phù hợp với tình hình thực tiễn; triệt để khắc phục những hạn chế của nhiệm kỳ trước. Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Mặt trận trên cơ sở đó lựa chọn những điểm nhấn theo hướng mở rộng tập hợp khối đại đoàn kết, phát huy dân chủ, tạo đồng thuận trong xã hội; tăng cường đoàn kết, tập hợp đồng bào các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động rộng khắp và có hiệu quả; phát huy dân chủ, tiếp thu sáng kiến, kiến nghị của nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân; nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực góp ý xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh; mở rộng công tác đối ngoại nhân dân để không ngừng nâng cao uy tín của Đảng và Nhà nước; củng cố xây dựng hệ thống MTTQ Việt Nam vững mạnh phát huy mạnh mẽ vai trò trách nhiệm của các tổ chức thành viên và các hội đồng tư vấn…
- Đại hội Mặt trận các cấp sẽ đóng góp ý kiến vào các văn kiện dự thảo của Đại hội Mặt trận cấp trên và kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để Đại hội lần thứ X của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xem xét quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phù hợp với yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới đặt ra.
- Công tác nhân sự Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phải có số lượng, cơ cấu hợp lý, có tỷ lệ mở rộng phù hợp, đảm bảo tính đại diện, tính thiết thực, tính tiêu biểu về lòng yêu nước, có năng lực, tâm huyết, trách nhiệm, trí tuệ, uy tín. Đại biểu tham dự Đại hội phải tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, uy tín, đại diện các tầng lớp nhân dân, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm cho thành công của Đại hội. Nâng cao chất lượng thành phần cá nhân tiêu biểu, đại diện cho các giai cấp, tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài; bảo đảm tỷ lệ phù hợp người ngoài Ðảng tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở các cấp.
- Cấp ủy các cấp phân công, giới thiệu đồng chí Bí thư hoặc Phó bí thư cấp ủy tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; phân công đồng chí Ủy viên Thường vụ cấp ủy có uy tín, năng lực làm Bí thư Ðảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và giới thiệu để hiệp thương giữ chức Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ cơ quan chuyên trách Mặt trận các cấp bảo đảm phù hợp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mở rộng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, các hội đồng tư vấn, ban tư vấn, cán bộ không chuyên trách, cộng tác viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
- Hiệp thương cử đoàn đại biểu đi dự Đại hội Mặt trận cấp trên trực tiếp.
Thời gian tiến hành Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoàn thành trong tháng 4/2024; cấp huyện hoàn thành trong tháng 6/2024; cấp tỉnh hoàn thành trong tháng 8/2024. Ðại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X tổ chức vào tháng 10/2024.
VI. MỘT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN:
1. Nhiệt liệt chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2024 - 2029.
2. Nhiệt liệt chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029.
3. Thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X.
4. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công!
5. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh!
6. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh!
7. Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh!
8. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!
9. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!
10. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!
BAN THƯỜNG TRỰC ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MTTQ VIỆT NAM