Quy định của pháp luật về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Hiện nay tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề cấp thiết của nước ta. Tình trạng mất vệ sinh ở các hàng quán ăn, các cơ sở chế biến thực phẩm hay các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc tràn lan ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Theo thống kê của lực lượng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh, trong đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Tết nguyên đán Tân Sửu năm 2021 đã kiểm tra, phát hiện 50 vụ/50 đối tượng vi phạm về không đảm bảo VSATTP; tang vật tịch thu tiêu hủy trên 13 tấn thực phẩm (gồm các loại bánh, trái cây sấy, hạt điều rang tỏi, nui, chùm ruột, me nhào đường) và 1,5 tấn thực phẩm (gồm thịt trâu, thịt gà đông lạnh, xúc xích, cá viên, bò viên) không đảm bảo an toàn VSATTP; tham mưu xử phạt hành chính trên 01 tỷ đồng.
Ảnh: Tang vật là 370kg gà chết bị lực lượng Công an tỉnh thu giữ
Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, kích thích tăng trưởng không đúng quy định của pháp luật dẫn đến không đảm bảo VSATTP. Vậy các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm vi phạm về VSATTP thì họ sẽ bị xử lý như thế nào? Khi nào thì họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) về tội vi phạm quy định về VSATTP (Điều 317 Bộ luật Hình sự)? Bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật về tội vi phạm quy định về VSATTP.
Trước hết, hành vi vi phạm quy định về VSATTP là hành vi vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm trong hoạt động sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến, cung cấp thực phẩm. Gồm các hành vi cụ thể sau:
- Thứ nhất, hành vi sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm. Hành vi này chỉ bị truy cứu TNHS khi thuộc một trong hai trường hợp:
+ Thực phẩm được làm ra có trị giá từ 10 triệu đồng trở lên;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự (BLHS) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Thứ hai, sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy. Hành vi này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong hai trường hợp:
+ Thực phẩm làm ra có trị giá từ 10 triệu đồng trở lên;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 317 BLHS hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Thứ ba, sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm. Hành vi này chỉ bị truy cứu TNHS khi thuộc một trong hai trường hợp:
+ Thực phẩm làm ra có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên;
+ Thực phẩm làm ra có trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 317 BLHS hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Thứ tư, nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng. Hành vi này chỉ bị truy cứu TNHS khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Thực phẩm có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên;
+ Thu lợi bất chính từ 5 triệu đồng trở lên;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 317 BLHS hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Thứ năm, nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được sử dụng hoặc chưa được lưu hành tại Việt Nam. Hành vi này chỉ bị truy cứu TNHS khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Thực phẩm có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên;
+ Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên;
+ Thực phẩm trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 317 BLHS hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Thứ sáu, thực hiện một trong năm hành vi nêu trên hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Hành vi này chỉ bị truy cứu TNHS khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Gây ngộ độc từ 05 người trở lên;
+ Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 30% trở lên.
Ngoài ra, tội phạm được thực hiện bởi những người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định và được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi sử dụng các chất trên, thực phẩm có sử dụng các chất đó là vi phạm quy định của Nhà nước về VSATTP, sẽ gây ra hoặc có thể gây ra tổn hại cho sức khỏe con người nhưng vẫn sử dụng.
Về khung hình phạt được quy định cụ thể tại Điều 371 BLHS, như sau:
- Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong các trường hợp:
+ Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng đến dưới 100 trăm triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng đến dưới 100 trăm triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 100 trăm triệu đồng đến dưới 300 trăm triệu đồng hoặc sản phẩm trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 100 trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
Ảnh: Một số loại thực phẩm bị tiêm hóa chất (nguồn: internet)
+ Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10 triệu đồng đến dưới 100 trăm triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 100 trăm triệu đồng đến dưới 300 trăm triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 100 trăm triệu đồng; thực phẩm trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 100 trăm triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Thực hiện một trong các hành vi quy định nêu trên của khoản này hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
- Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm trong các trường hợp:
+ Phạm tội có tổ chức;
+ Làm chết 01 người;
+ Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người;
+ Gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
+ Gây thiệt hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng;
+ Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng;
+ Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 07 đến 15 năm trong các trường hợp:
+ Làm chết 02 người;
+ Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 101 người đến 200 người;
+ Gây thiệt hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
+ Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng;
+ Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
+ Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
- Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm trong các trường hợp:
+ Làm chết 03 người;
+ Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 201 người trở lên;
+ Gây thiệt hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 500 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng trở lên;
+ Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;
+ Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành trị giá từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên;
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Nguyễn Đức Hiếu