Admin
Trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện một số trình tự, thủ tục tố tụng hình sự thân thiện trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra vụ án xâm hại người dưới 18 tuổi
Lượt xem: 597
Kể từ ngày 08/6/2021, Thông tư số 43/2021/TT-BCA của Bộ Công an quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện một số trình tự, thủ tục tố tụng hình sự thân thiện trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra vụ án xâm hại người dưới 18 tuổi chính thức có hiệu lực thi hành; Thông tư này gồm 03 chương 25 điều.



Ảnh minh họa (nguồn: internet)

Theo đó, Thông tư này quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện một số trình tự, thủ tục tố tụng hình sự thân thiện trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra vụ án xâm hại người dưới 18 tuổi.

Thông tư này áp dụng đối với Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; các cơ quan, đơn vị khác của Công an nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Theo Thông tư, hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra các vụ án xâm hại người dưới 18 tuổi phải tuân thủ các nguyên tắc:

- Bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

- Mọi hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra các vụ án xâm hại người dưới 18 tuổi phải được tiến hành trong môi trường thuận lợi cho việc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, bí mật cá nhân và danh dự, nhân phẩm của bị hại là người dưới 18 tuổi. Hạn chế đến mức thấp nhất số lần tiếp xúc giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can.

- Áp dụng các biện pháp phù hợp, cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ bị hại là người dưới 18 tuổi, người thân thích của họ được an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác khi các quyền, lợi ích ấy bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại.

- Việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố về hành vi phạm tội xâm hại người dưới 18 tuổi do Cơ quan điều tra có thẩm quyền thực hiện.

- Quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra các vụ án xâm hại người dưới 18 tuổi phải nhanh chóng, kịp thời. Trường hợp đủ điều kiện giải quyết theo thủ tục rút gọn thì phải tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

- Khi làm việc với bị hại là người dưới 18 tuổi, cần có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức và mức độ trưởng thành của họ; cần chú ý đến trạng thái tinh thần của người dưới 18 tuổi để áp dụng các biện pháp điều tra có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất số lần làm việc với họ.

Về hành vi xâm hại người dưới 18 tuổi trong Thông tư này được hiểu là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đối với người dưới 18 tuổi; hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô đối với người dưới 18 tuổi, giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác đối với người dưới 16 tuổi, sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm; mua bán người dưới 18 tuổi; chiếm đoạt người dưới 16 tuổi; mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người dưới 18 tuổi; hành hạ, ngược đãi người dưới 18 tuổi; tổ chức, cưỡng bức, lôi kéo người dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy, chứa chấp người dưới 16 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc các hành vi xâm hại khác đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Thông tư cũng quy định cụ thể nguồn tin về tội phạm xâm hại người dưới 18 tuổi là tin báo, tố giác của bị hại hoặc người thân thích của họ về hành vi có dấu hiệu tội phạm xâm hại người dưới 18 tuổi; tin báo, tố giác của người biết việc về hành vi có dấu hiệu tội phạm xâm hại người dưới 18 tuổi; văn bản kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tin báo của cơ quan y tế, giáo dục, lao động – thương binh và xã hội, du lịch, tổ chức đoàn thể và cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm xâm hại người dưới 18 tuổi; tin báo về tội phạm từ Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (Tổng đài 111); tin báo được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng internet; thông qua công tác nghiệp vụ, cơ quan có thẩm quyền trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; người phạm tội tự thú.
 



Ảnh minh họa (nguồn: internet)

Bên cạnh đó, khi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra các vụ án xâm hại người dưới 18 tuổi phải bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Mọi hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra các vụ án xâm hại người dưới 18 tuổi phải được tiến hành trong môi trường thuận lợi cho việc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, bí mật cá nhân và danh dự, nhân phẩm của bị hại là người dưới 18 tuổi. Hạn chế đến mức thấp nhất số lần tiếp xúc giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can.

Áp dụng các biện pháp phù hợp, cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ bị hại là người dưới 18 tuổi, người thân thích của họ được an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác khi các quyền, lợi ích ấy bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại.

Việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố về hành vi phạm tội xâm hại người dưới 18 tuổi do Cơ quan điều tra có thẩm quyền thực hiện. Quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra các vụ án xâm hại người dưới 18 tuổi phải nhanh chóng, kịp thời. Trường hợp đủ điều kiện giải quyết theo thủ tục rút gọn thì phải tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Khi làm việc với bị hại là người dưới 18 tuổi, cần có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức và mức độ trưởng thành của họ; cần chú ý đến trạng thái tinh thần của người dưới 18 tuổi để áp dụng các biện pháp điều tra có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất số lần làm việc với họ.

Về việc lấy lời khai, tiến hành một số hoạt động tố tụng đối với bị hại là người dưới 18 tuổi được quy định cụ thể như sau: 

- Việc lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú hoặc nơi học tập, nơi lao động, nơi sinh hoạt của người đó hoặc cơ sở chăm sóc trẻ em. Điều tra viên, Cán bộ điều tra lựa chọn nơi lấy lời khai và bố trí theo cách thức thích hợp để họ cảm thấy an toàn, thoải mái. Nơi nào đã bố trí phòng điều tra thân thiện thì có thể lấy lời khai ở phòng điều tra thân thiện.

- Điều tra viên, Cán bộ điều tra khi tiến hành lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi phải có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành của họ. Điều tra viên, Cán bộ điều tra mặc trang phục phù hợp, không nhất thiết phải mặc trang phục Công an nhân dân.

- Trước khi lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi, Cơ quan điều tra phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai cho người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại là người dưới 18 tuổi. Việc yêu cầu người phiên dịch, người dịch thuật, người biết được cử chỉ, hành vi của người câm, người điếc, chữ của người mù trong trường hợp bị hại dưới 18 tuổi là người không sử dụng được tiếng Việt, bị khuyết tật về nghe, nói, nhìn được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Cơ quan điều tra có thể mời đại diện cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Nhà trường hoặc cán bộ trợ giúp khác có hiểu biết về tâm lý học, có kinh nghiệm có mặt khi lấy lời khai hoặc tiến hành các hoạt động tố tụng khác đối với bị hại là người dưới 18 tuổi để hỗ trợ cho họ.

- Cơ quan điều tra cần căn cứ vào các đặc điểm riêng biệt như độ tuổi, giới tính, đặc điểm tính cách của bị hại, hoàn cảnh gia đình, tình trạng tâm lý, sức khỏe, khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành, phát triển của bị hại là người dưới 18 tuổi và yêu cầu điều tra để áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất số lần phải lấy lời khai cũng như xác định thời lượng các lần lấy lời khai đối với họ. 

Trước khi tiến hành lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cần thiết tạo một khoảng thời gian tiếp xúc thân thiện với bị hại là người dưới 18 tuổi, tạo dựng tâm thế giao tiếp ổn định về mặt tâm lý, hạn chế việc lấy lời khai, khai thác thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc ngay lập tức. Việc lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi phải tạm dừng ngay khi họ có biểu hiện mệt mỏi ảnh hưởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ.

- Việc thu thập chứng cứ, lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi, việc xem xét dấu vết trên thân thể, chụp ảnh thương tích, ghi âm, ghi hình có âm thanh phải theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và phải bảo đảm không làm ảnh hưởng tới tâm lý cũng như quyền bí mật thông tin cá nhân và danh dự, nhân phẩm của họ.

- Cơ quan điều tra phải hạn chế đến mức thấp nhất việc tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can để không làm tổn thương tâm lý, tinh thần của họ. Đối với các vụ án xâm hại tình dục, hành hạ, mua bán, chiếm đoạt người dưới 18 tuổi thì chỉ tiến hành đối chất khi thấy việc đó là cần thiết để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án. 

Nguyễn Đức Hiếu